Thứ ba Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Các dự án đang hoạt động

Gửi Email In trang Lưu
Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến

09/04/2015 16:16

(Website NVHG) -1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến”.

1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến”.

2. Mục tiêu dự án: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với bảo quản chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân, từng bước ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hà Giang

Địa chỉ: Phường Nguyễn  Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

4. Cơ quan đề xuất dự án: Trung tâm Khuyến nông.

Đại diện: Bà Đào Thu ThủyChức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 0219. 3886781 | Fax: 0219. 3887841.

Địa chỉ: Phường Minh Khai, thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

5. Nội dung thực hiện dự án: xem bảng thực hiện kèm theo.

6. Địa điểm triển khai dự án: Tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

7.Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 7 tháng.

8. Đối tượng hưởng lợi: Nông dân nghèo huyện Bắc Quang.

9. Tổng vốn của dự án: 1.100 triệu.

Trong đó: - Vốn viện trợ phi chính phủ không hoàn lại: 630,650 triệu.

       - Vốn đối ướng của các hộ tham gia mô hình: 469,350 triệu.

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ:

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có diện tích tự nhiên 791.488,92 ha, Đất sản xuất nông lâm nghiệp là 678.597,13 ha, trong đó 166.454 ha là đất trồng cây hàng năm có 37.444,6 ha đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện vùng thấp; tổng đàn gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn, dê)  870.450 con, gia cầm 3.272.000 con.

Gồm 10 huyện và 1 thành phố, với số dân là 778.958 người, 22 dân tộc cùng sinh sống. Đồng bào các dân tộc Hà Giang sinh sống, thu nhập từ nghề nông là chính, số hộ khu vực nông thôn 119.919 hộ, chiếm 77,36%; dân số nông thôn 662.000 người chiếm 85%. Tỷ lệ lao động nông thôn trên 80%. Tỷ lệ đói nghèo bình quân chung toàn tỉnh là 35,38 %. (theo niên giám thống kê 2014 của Cục Thống kê tỉnh).

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TU của Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, giai đoạn 2012-2015 có tính đến 2020. Hà Giang đã xác định sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực dựa trên lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và con người... ban hành đồng bộ hệ thống đề án, quy hoạch, chính sách và ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đột phá, hướng tới nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, phát triển bền vững. Kết quả phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn  những năm qua, đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện đời sống của người nông dân, bảo đảm an sinh, ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn.

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhìn chung quy mô còn nhỏ, manh mún, nhiều sản phẩm chưa gắn kết với thị trường; chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa còn thấp, giá trị gia tăng chưa cao; chưa khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.   

Hà Giang là tỉnh sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu và có tỷ lệ dân số và lao động sống làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ cao, việc áp dụng thâm canh vào sản xuất lúa chất lượng còn hạn chế nhất là khâu bảo quản chế biến cũng chưa được chú trọng. Từ thực tế trên Trung tâm khuyến nông xây dựng Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến” là hết sức cần thiết, nhằm giúp cho các hộ nông dân nắm được các quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thuần như bón phân cân đối hợp lý cho cây trồng, kỹ thuật bảo quản chế biến nông sản, thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và mô hình trình diễn gắn với chuyển giao TBKT sẽ giúp các hộ dân vùng nông nghiệp nông thôn tiếp thu các tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất, tăng thu nhập. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯ­ƠNG ÁN  TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với bảo quản chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân, từng bước ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Thành lập 01 nhóm sở thích về sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng với chế biến, bảo quản. Với quy mô 10 ha lúa, 01 máy chế biến (máy sát), 01 máy sấy, 01 máy làm sạch và 10 silo bảo quản.

- Năng suất đạt 6,5 tấn/ha.

- Tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh lúa, sử dụng thiết bị máy móc trong chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch từ đó có kế hoạch đề xuất phư­ơng án triển khai nhân ra diện rộng.

2. Nội dung thực hiện:

2.1. Khảo sát thực địa chọn điểm thực hiện tại các xã huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

- Điều kiên diện tích ruộng sản xuất.

- Điều kiện nhà xưởng để thiết bị, máy móc.

- Làm việc với chính quyền, tổ chức họp thôn

- Kết quả đã thực hiện thuận lợi, khó khăn

- Tồn tại cần giải quyết

2.2. Tiêu chí chọn điểm thực hiện     

- Quy mô: 10 ha tập trung, đảm bảo đầy đủ nước, lượng phân chuồng theo yêu cầu.

- Có nhà xưởng để thiết bị máy móc bảo quản, chế biến.

2.3. Xây dựng giải pháp triển khai thực hiện

- Lựa chọn nhà cung cấp giống, vật tư, phân bón đảm bảo theo tiêu chuẩn của ngành quy định

- Lựa chọn máy chế biến, bảo quản đảm bảo theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.

2.4. Xây dựng mô hình Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến”:

- Diện tích trồng lúa: 10ha.

- Số hộ tham gia: 20 hộ.

- Thời gian thực hiện 7 tháng.

- Năng suất > 6,5 tấn/ha.

- Tỷ lệ gạo: 70%..

- Đảm bảo ATVSTP (không có d­ư l­ượng thuốc BVTV, độc tố nấm, vi sinh vật gây bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe ng­ười tiêu dùng).

2.5. Quản lý môi tr­ường và bệnh cho lúa:

- Quản lý môi trư­ờng nuôi: Không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục nhà nước cho phép.

- Quản lý tình hình sinh trưởng, phát triển của lúa: Thường xuyên thăm đồng (1 tuần/lần), các chu kỳ sinh trưởng, phát triển, tình hình phát sinh sâu bệnh hại ....

2.6. Tập huấn chuyển tiến bộ kỹ thuật: Tổ chức tập huấn 02 lần cho 40 lượt người tham gia.

2.7. Tổ chức hội nghị tham quan: 60 – 80 người.

- Thành phần: Cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang, UBND huyện, Trạm Khuyến nông huyện, UBND xã nơi triển khai Dự án, các hộ nông dân vùng lân cận và các hộ tham gia Dự án.

- Nội dung:

+ Tham quan thực địa tại ruộng, gặt điểm đánh giá năng suất.

+ Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, thảo luận.

+ Tham gia lấy ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín từ gieo trồng đến bảo quả, chế biến.

- Tuyên truyền các hộ vùng lần cận đến tham quan học tập nhân ra diện rộng nhân rộng ra các huyện thị trong toàn tỉnh.

2.8. Tổ chức hội nghị tổng kết:

Lãnh đạo, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang, UBND huyện, Trạm Khuyến nông huyện, UBND xã nơi triển khai Dự án, các hộ nông dân vùng lân cận và các hộ tham gia Dự án.

3. Các giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang chủ trì thực hiện và phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện, UBND xã nơi triển khai Dự án, cùng các hộ dân tham gia dự án thực hiện đảm bảo đúng quy trình và các chỉ tiêu kỹ thuật mà dự án đề ra, dưới sự quản lý, theo dõi của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

3.2. Giải pháp về thị tr­ường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm gạo cung cấp cho nhu cầu tại địa bàn tỉnh Hà Giang và các tỉnh vùng lân cận.

3.3. Giải pháp về nguồn vốn: 1.100 triệu.

Trong đó:

* Nguồn vốn từ viện trợ phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ: 630,650 triệu.

- Chi phí khảo sát: 16 triệu.

- Chi phí giống, vật tư phân bón, thiết bị máy móc: 502, 250 triệu.

-  Thuê khoán chỉ đạo kỹ thuật: 8,4 triệu.

- Chi phí đào tạo tập huấn: 30 triệu.

- Chi Hội nghị tham quan: 20 triệu.

- Chi hội nghị tổng kết: 25 triệu.

- Chi quản lý và dự phòng 5%: 29 triệu.

* Vốn đối ướng của các hộ tham gia mô hình: 469,350 triệu.

- Xây dựng nhà xưởng: 169,350 triệu.

- Phân chuồng: 100 triệu.

- Công lao động: 200 triệu.

4. Tiến độ thực hiện:

TT

Nội dung

công việc

thực hiện

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian thực hiện

Cơ quan phối hợp

Cơ quan thực hiện

1

Xây dựng dự án sơ bộ

Thu thập thông tin liên quan đến dự án

11/2014

Phòng Trồng trọt Sở NN & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

2

Viết dự án

Dự án có tính khả thi

3/2015

Phòng trồng trọt Sở NN và PTNT 

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

3

 Khảo sát chọn điểm, chọn hộ

Thu thập thông tin liên quan đến dự án

3/2015

Phòng trồng trọt Sở NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND xã 

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

4

Ký kết hợp đồng thực hiện dự án với các hộ

Đảm bảo về cơ sở vật chất và nhân lực

4/2015

 

Trạm Khuyến nông, UBND xã 

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

5

Ký kết hợp đồng mua giống, vật tư, phân bón, máy móc, thiết bị máy móc

Giống, phân bón, máy móc đảm bảo về số lượng và chất lượng

4/2015

Công ty, đơn vị cung ứng

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

6

 Cấp phát giống, vật tư, phân bón, máy, thiết bị

Các hộ tham gia mô hình nhận đủ theo yêu cầu Dự án

5/2015

Trạm Khuyến nông, UBND xã 

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

7

Tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa (lần 1)

 

20 ng­ười

 

 

 

5/2015

 

 

 

Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT 

 

Trung tâm Khuến nông Hà Giang

8

 

Tập huấn kỹ thuật sử dụng máy thiết bị chế biến, bảo quản (lần 2)

20 ng­ười

8/2015

Đơn vị cung ứng máy, thiết bị

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

9

Tổ chức hội nghị tham quan

60 ngươi

9/2015

Phòng trồng trọt Sở NN và PTNT, UBND huyện, Trạm Khuyến nông, UBND xã, các hộ nông dân

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

10

Nghiệm thu cấp cơ sở

 

10/2015

Phòng trồng trọt Sở NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND xã, các hộ nông dân tham gia mô hình

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

11

Tổng kết dự án

 

10/2015

Lãnh đạo, Cán bộ Chuyên môn Sở NN và PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND xã, các hộ nông dân

Trung tâm Khuyến nông Hà Giang

5. Sản phẩm của dự án:

5.1. Sản phẩm cụ thể của dự án:

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Số l­ượng

1

Tuyên truyền nhân rộng

 

 

Tổ chức 01 hội nghị tham quan: Các hộ nông dân vùng lân cận đến tham quan học tập

80 người, phát trên Đài truyền hình huyện, tỉnh, Báo Hà Giang

02

2

Sản phẩm đào tạo

 

Tập huấn cho các hộ tham gia mô hình và ngoài mô hình về Kỹ thuật thâm canh lúa chất lượng, vận hành thiết bị máy chế biến, bảo quản nông sản

Làm chủ đ­ược quy trình, đáp ứng đ­ược yêu cầu công việc tuyên truyền, chuyển giao quy trình kỹ thuật

2 lớp x 40 ng­ười

3

Sản phẩm mô hình

 

Xây dựng đ­ược 01 nhóm sở thích về sản xuất thâm canh lúa chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản.

- Năng suất đạt 6,5 tấn/ha.

- Tỷ lệ gạo đạt 70%.

- Chất l­ượng gạo đảm bảo  an toàn thực phẩm

65 tấn

 

5.2. Phư­ơng án phát triển sau khi kết thúc dự án

Sau khi kết thúc dự án sẽ đư­ợc các chuyên gia, các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệm thu kết quả đóng góp ý kiến xây dựng để tổng kết kỹ thuật, và đề xuất phương án xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dự báo tìm kiếm thị trường, xây dựng hệ thống tiêu thụ, xúc tiến đầu tư .....

Hoàn thiện Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo môi trường theo yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển các mô hình thực hành tốt (VietGap) trong sản xuất nông nghiệp.

6. Kinh phí thực hiện dự án phân chia theo các khoản chi năm 2015:

Tổng vốn của dự án: 1.100 triệu.

Trong đó: - Vốn viện trợ phi chính phủ không hoàn lại: 630,650 triệu.

       - Vốn đối ướng của các hộ tham gia mô hình: 469,350 triệu.

7. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

7.1. Hiệu quả kinh tế:

Năng suất đạt 65 tạ/ha; bình quân 1 ha trừ chi phí thu nhập bình quân cao hơn đại trà 15-18 triệu đồng. Đặc biệt, sử dụng quy trình khép kín từ gieo cấy, thu hoạch, bảo quản chế biến sẽ giảm tổn thất sau thu hoạch từ 5-7%, chất lượng gạo ngon không bị mốc.

7.1 Hiệu quả về xã hội:

Thay đổi dần nhận thức, tập quán canh tác lâu đời của người dân để chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện môi trường sinh thái tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, đồng thời giúp cho đội ngũ khuyến nông các cấp được nâng cao về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thực tiễn chỉ đạo sản xuất. Nhằm

- Tạo ra tính bền vững, ổn định trong trồng lúa thuần chất lượng. Dự án sẽ đóng góp rất lớn cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thành công của dự án sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng tính ATVSTP và đa dạng về hàng hóa, tạo tiền đề phát triển các vùng nguyên liệu cho xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Sản phẩm không có các hóa chất độc hại, không có dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm không làm ảnh hưởng sấu tới sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường tạo nên tính bền vững cao trong quá trình phát triển.

* Hiệu quả về môi trường: Không ảnh hưởng xấu đến môi trường./.

Phương Thuận

Tin khác

Dựa án Xây dựng xưởng, dây truyền chế biến sản phẩm củ cải từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững (09/04/2015 16:12)

Dự án Mở rộng quy mô làng nghề thổ cẩm và dệt may trang phục truyền thống gắn với du lịch cộng đồng thôn Đoàn Kết xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 16:09)

Dự án xây dựng mô hình chăm sóc và trợ giúp trẻ tự kỷ, bị Down, bị thiểu năng trí tuệ và một số nhóm đặc biệt khác (09/04/2015 16:05)

Dự án nâng cấp trang thiết bị y tế hiện đại để phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu tại bệnh viện Bắc Quang, Yên Minh và bệnh viện huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:37)

Dự án trường mầm non Sơn Ca, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:34)

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Trạm y tế xã Du Già (09/04/2015 09:32)

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Nhà trụ sở thôn Thâm Tiềng xã Mậu Duệ (09/04/2015 09:30)

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Nhà trụ sở thôn Nà Bưa xã Mậu Duệ. (09/04/2015 09:24)

Dự án phát triển mở rộng HTX sản xuất vải lanh truyền thống Lùng Tám gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (09/04/2015 09:21)

Dự án đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nhằm nâng cao năng lực phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (09/04/2015 09:19)

xem tiếp