Thứ năm Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Sổ tay Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
Ý nghĩa chính trị của việc công nhận các quốc gia mới như thế nào?

26/08/2020 08:03

Việc công nhận một quốc gia mới có ý nghĩa chính trị vô cùng lớn, bởi điều đó thể hiện sự ủng hộ thực sự đối với Nhà nước mới giành độc lập.

 Đối với những quốc gia mới thành lập, vấn đề các nước khác công nhận chủ quyền của họ có một ý nghĩa chính trị quan trọng. Các quốc gia đó mong muốn đặt quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Trong lịch sử ngoại giao có không ít ví dụ cho thấy các nước đế quốc thường sử dụng vấn đề công nhận ngoại giao như một công cụ để tạo áp lực nhằm mục đích dành cho nước mình những sự ưu đãi đặc biệt.

Công nhận một quốc gia là công nhận quốc gia đó với tư cách một quốc gia độc lập có chủ quyền, một thành viên, một chủ thể bình đẳng của cộng đồng thế giới. Đối với một quốc gia mới đây là một sự ủng hộ thực sự đối với Nhà nước mới giành độc lập. Ngay đối với các nước trước đây đã từng là các quốc gia lớn mạnh bị tan rã, tách thành hai hay nhiều quốc gia, sự công nhận quốc tế đối với nền độc lập chủ quyền của các quốc gia mới này cũng như đối với Chính phủ mới được thành lập tại đó cũng có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị lẫn pháp lý.

Khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây tuyên bố độc lập, vấn đề công nhận vẫn đặt ra. Riêng trường hợp Liên bang Nga có rất nhiều nước, giống như Phần Lan cho là không cần thiết phải tuyên bố công nhận vì Liên bang Nga là nước đương nhiên kế tục Liên Xô, có nước như Trung Quốc không đặt thành vấn đề công nhận Liên bang Nga, mà chỉ công nhân Chính phủ Liên bang Nga. Ngày 26/12/1991, khi tiếp Đại sứ các nước châu Á đã công nhận Liên bang Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga đã cảm ơn các nước về sự công nhận đó, coi đó là một cử chỉ chính trị thiện chí và khẳng định trách nhiệm của Liên bang Nga kế thừa vị trí và các cam kết quốc tế của Liên Xô trước đây.

Theo luật pháp quốc tế, có 2 hình thức công nhận quốc gia là công nhận thực tế và công nhận pháp lý.

Công nhận thực tế mang tính chất không đầy đủ. Trong khi không thể phủ nhận sự tồn tại của một quốc gia, chính phủ một nước khác, tuy không thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng vẫn có tiếp xúc làm việc với họ. Ví dụ: Chính phủ Anh đã làm như vậy đối với Liên Xô trong năm đầu sau Cách mạng tháng 10. Thực tế trong nửa đầu năm 1922, 67% số hàng nhập khẩu vào Liên Xô là từ nước Anh, nhưng mãi đến 1924, Anh mới công nhận Liên Xô về mặt pháp lý.

Công nhận pháp lý hay còn gọi là công nhận ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia thường đưa đến thiết lập quan hệ ngoại giao, lập Cơ quan đại diện ngoại giao theo thỏa thuận của hai bên, phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác.

Nhưng cũng đã có những trường hợp nước A công nhận nước B trong khi nước B chưa sẵn sàng công nhận nước A. Ví dụ năm 1950, Anh là nước phương Tây đầu tiên công nhận cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng sau 5 năm, đến năm 1954, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới công nhận Anh, rồi từ đó hai bên mới thiết lập quan hệ ngoại giao và đặt Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú.

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Cuốn Danh sách Đoàn Ngoại giao được biên tập theo nguyên tắc nào? (25/08/2020 08:08)

Đoàn Ngoại giao và Trưởng đoàn Ngoại giao có chức năng như thế nào? (21/08/2020 07:53)

Trưởng Đoàn Ngoại giao được lựa chọn theo nguyên tắc nào? (20/08/2020 11:06)

Đại biện lâm thời và Đại sứ lưu động xuất hiện trong trường hợp nào? (19/08/2020 08:10)

Quan hệ ngoại giao giữa các nước có còn áp dụng hình thức cử Đại biện? (18/08/2020 09:37)

Ngoại giao hiện nay có còn trao đổi cấp Công sứ nữa không? (13/08/2020 07:46)

Thư ký Văn phòng Nhân dân Libya và Trưởng phái đoàn Ủy ban Cộng đồng châu Âu có được coi như Đại sứ không? (12/08/2020 07:59)

Quy chế đặc biệt giữa Đại sứ của Giáo hoàng và Người đứng đầu Cơ quan đại diện là hàm tương đương? (11/08/2020 07:59)

Chức danh Đại sứ có từ bao giờ? (10/08/2020 10:53)

Viên chức ngoại giao là những cán bộ nhân viên nào trong Cơ quan đại diện ngoại giao? (07/08/2020 07:56)

xem tiếp