Thứ ba Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Hoạt động chuyên đề

Gửi Email In trang Lưu
‘Ngoại giao cây tre Việt Nam’ nhận được sự tôn trọng của thế giới

16/02/2024 08:59

Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “rừng là vàng” vẫn còn vang mãi trong tâm trí người Việt. Chính vì vậy mà các nhà lãnh đạo chính trị đã đặt tên cho “thương hiệu” chính sách quan hệ quốc tế của họ là “ngoại giao cây tre Việt Nam”.

Những cây tre phát triển mạnh mẽ có thể được tìm thấy ở mọi miền đất nước Việt Nam.

 Những cây tre phát triển mạnh mẽ có thể được tìm thấy ở mọi miền đất nước Việt Nam, từ miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long. Và giống như người dân ở đây, cây tre vững chắc và uyển chuyển.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh loại hình ngoại giao này. Ông nói: “Ngoại giao của Việt Nam được mô tả là mềm mỏng và khôn khéo, nhưng vẫn kiên trì và kiên quyết, với nét đặc trưng là linh hoạt, sáng tạo đối mặt với mọi gập ghềnh, thách thức trên con đường gìn giữ độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân. Ngoại giao cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia trong khi vẫn thể hiện sự quyết tâm và tính kiên trì”.

Việc thực hiện trường phái ngoại giao này được thể hiện rõ nhất trong chính sách với Hoa Kỳ. Tháng Chín năm ngoái, Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử hợp tác và hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bằng cách nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Tuyên bố này nhấn mạnh mối quan hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho trao đổi đoàn thường xuyên ở các cấp khác nhau với mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn và xây dựng lòng tin chính trị. Tất cả những điều này “hoá giải” sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước và củng cố trường phái “ngoại giao cây tre” mang đặc trưng của Việt Nam.

Sự sống động của trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam” còn phản ánh rõ qua việc hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố về việc kiểm soát tốt hơn các bất đồng trên biển. Lãnh đạo Việt Nam luôn cảm ơn Trung Quốc đã hỗ trợ trong sự nghiệp giành độc lập. Hai nước gần đây tuyên bố cam kết “cộng đồng chia sẻ tương lai”. Mối quan hệ lâu đời giữa Trung Quốc và Việt Nam một lần nữa phải được so sánh với hình ảnh cây tre kiên cường neo chắc chắn trên sườn đồi, nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng thích ứng. Giống như các đốt cây uyển chuyển lay động một cách duyên dáng theo những cơn gió bão không thể đoán trước, chính sách đó nhấn vào sự cần thiết phải linh hoạt.

Một số nhà phân tích sẽ nhanh chóng cho rằng các hoạt động ngoại giao của Việt Nam phản ánh sự cân bằng một cách nghệ thuật giữa hai cường quốc. Những cử chỉ khéo léo và tài tình của Việt Nam đã làm cho cán cân không nghiêng hẳn về bên nào. Từ thương mại đến an ninh hàng hải, trong năm 2023, Việt Nam đã tìm được cái kết viên mãn đối với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.Ngày nay, Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành một nhân tố chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế biết quá rõ rằng động lực toàn cầu và khu vực rất phức tạp và không thể đoán trước, điều đó lý giải cho chủ nghĩa ngoại giao đa phương linh hoạt của Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ thương mại trên GDP gần 200%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Việt Nam đang kiểm soát tốt tất cả các cuộc suy thoái bằng cách duy trì vai trò lãnh đạo kinh tế tích cực của mình trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia vào 16 thỏa thuận thương mại tự do, bao gồm với Liên minh châu Âu (EU), Anh, Chile và Hàn Quốc.

Chính sách ngoại giao uyển chuyển này, có thể ví như một người lính canh tuyệt vời, giúp Việt Nam “thêm bạn, bớt thù” hơn nữa trong thời gian tới.

Báo Thế giới & Việt Nam

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc (22/01/2024 07:52)

Từ bình minh vàng, lũy tre làng đến ngoại giao cây tre (09/01/2024 08:36)

Công tác đối ngoại và ngoại giao: Điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước (20/12/2023 07:18)

Ngoại giao Việt Nam, dấu ấn, thông điệp và yêu cầu mới (02/10/2023 07:24)

Bộ Ngoại giao tổ chức Khóa bồi dưỡng cấp cao về hội nhập quốc tế (23/09/2023 08:52)

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25 về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận (19/07/2023 08:59)

Chủ tịch nước: Phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc (10/04/2023 08:17)

Đặc sắc mũi tiến công ngoại giao quân sự trong chiến dịch Hồ Chí Minh (01/02/2023 07:39)

50 năm Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử, mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam (17/01/2023 10:22)

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nhìn lại một năm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc - Đối ngoại tiên phong, đồng hành cùng đất nước (20/12/2022 14:10)

xem tiếp