Thứ tư Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Hội nhập - Phát triển

Gửi Email In trang Lưu
HNNG 32: 6 thành tựu nổi bật và 6 nhiệm vụ đối với công tác Ngoại giao kinh tế

22/12/2023 09:49

Ngoại giao kinh tế được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, rộng khắp các trụ cột đối ngoại, đóng góp quan trọng vào tạo dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên toàn thể Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước. (Ảnh: Tuấn Anh)

 Sáng ngày 21/12, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Phiên toàn thể về Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 (HNNG 32) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phiên toàn thể có sự tham dự trực tiếp của hơn 500 đại biểu là đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ, các đồng chí Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao và một số đại diện doanh nghiệp, hiệp hội.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trên cơ sở bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", công tác đối ngoại và đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ khắp các trụ cột đối ngoại, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục trên cả bình diện song phương và đa phương.

Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tại Phiên toàn thể khai mạc HNNG 32, công tác đối ngoại trong 3 năm qua "đã đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước trong những năm qua".

Bộ trưởng chia sẻ thành tựu ngoại giao kinh tế là kết tinh trí tuệ, nỗ lực của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống chính trị và nền kinh tế, trong đó có đóng góp của ngành ngoại giao.

HNNG 32: 6 thành tựu nổi bật và 6 nhiệm vụ đối với công tác Ngoại giao kinh tế
Thành tựu ngoại giao kinh tế là kết tinh trí tuệ, nỗ lực của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống chính trị và nền kinh tế, trong đó có đóng góp của ngành ngoại giao. (Ảnh: Tuấn Anh)

Các ý kiến phát biểu, tham luận của các đại biểu các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khẳng định trong thời gian qua, cục diện đối ngoại đã không ngừng được củng cố, các khuôn khổ hợp tác mang tính chiến lược, đột phá đã được định hình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước chia sẻ tầm quan trọng của việc tăng cường triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, thúc đẩy ngoại giao nông sản, mở rộng không gian phát triển mới cho nền kinh tế trong các lĩnh vực về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn...

Đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp bày tỏ đánh giá cao Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, thông tin, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xúc tiến xuất nhập khẩu và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

Các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn ngành ngoại giao đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới trên cơ sở bám sát các nhu cầu, định hướng phát triển của đất nước, theo tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Phiên toàn thể đã thảo luận và xác định một số lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác với các đối tác chủ chốt; trao đổi về giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành Ngoại giao với các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy một số hướng đi đột phá mới như triển khai “ngoại giao nông nghiệp” gắn với thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư từ các Quỹ đầu tư tại Vùng Vịnh, triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal Việt Nam”...

HNNG 32: 6 thành tựu nổi bật và 6 nhiệm vụ đối với công tác Ngoại giao kinh tế
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao các nỗ lực và thành công của Ngành ngoại giao và các lực lượng đối ngoại trong thời gian qua với 6 thành tựu nổi bật.

Một là, tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, biến kinh tế thực sự trở thành nhiệm vụ trung tâm của các hoạt động đối ngoại, nắm bắt sát diễn biến tình hình và tham vấn hiệu quả trong xây dựng chính sách ngoại giao kinh tế.

Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa bên trong và bên ngoài.

Ba là, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân như an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Bốn là, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho phát triển.

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, chuyển văn hóa thành sức mạnh nội sinh.

Sáu là, triển khai hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, người dân với người dân, đặc biệt là địa phương với địa phương.

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích đó có được nhờ sự nỗ lực của Bộ Ngoại giao trong việc quán triệt, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước trong ngành Ngoại giao, cùng sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bộ, ban ngành, địa phương; phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị công tác ngoại giao kinh tế phải bám sát yêu cầu trong nước, lấy thực tiễn làm thước đo, đề cao tính hiệu quả, chân thành, tôn trọng, tin cậy, đồng thời đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, tinh thông về ngoại giao, hiểu biết về luật pháp, có tâm và có tầm.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nguy nhiều hơn cơ. Trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao phải nỗ lực hơn, nâng cao tính chủ động trong triển khai công tác Ngoại giao kinh tế.

HNNG 32: 6 thành tựu nổi bật và 6 nhiệm vụ đối với công tác Ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Phiên toàn thể Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thủ tướng Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ chính cho ngành Ngoại giao và các cơ quan liên quan trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế.

Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 21 của Chính phủ về công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở đổi mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược, phương pháp luận và cách tiếp cận để thúc đẩy vai trò trung tâm của kinh tế.

Thứ hai, triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm, bám sát xu thế chung của thế giới kết hợp với tập trung tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, thúc đẩy hợp tác, cụ thể hóa các cam kết về kinh tế và rà soát quá trình triển khai các cam kết đã ký.

Thứ tư, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Tập trung khai thác tiềm năng của các thị trường Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ và thị trường Halal.

Thứ năm, phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp, liên kết với các ngành, địa phương theo tinh thần “lấy doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ”.

Hội nghị đã lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thảo luận, đề ra chương trình, đề án, biện pháp triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động ngoại giao kinh tế, góp phần đưa công tác này thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh, bền vững đất nước trong giai đoạn mới.

 

Qua phiên họp, Bộ Ngoại giao đã quán triệt sâu sắc hơn các chủ trương, quan điểm, phương châm và định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và ngoại giao kinh tế, tiếp thêm động lực, khí thế mới và củng cố thêm quyết tâm để ngành ngoại giao cùng các ngành, các địa phương và doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

 

Báo Thế giới & Việt Nam

Tin khác

Chủ tịch UBND tỉnh dự sự kiện “Biến thách thức thành cơ hội - Những đóng góp của Quỹ Phát triển Saudi Arabia tại Việt Nam và trên thế giới” (08/11/2023 07:17)

Tọa đàm cập nhật triển vọng kinh tế thế giới và hàm ý chính sách trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế (17/08/2023 21:45)

Tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế (21/07/2023 09:00)

Gặp mặt người lao động của tỉnh Hà Giang sang làm việc thời vụ tại Quận Boeun, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc (10/05/2023 16:27)

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 (14/04/2023 07:54)

Hoạt động xuất, nhập cảnh tăng trở lại qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (14/03/2023 08:02)

Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế (10/03/2023 12:50)

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức (20/12/2022 14:12)

Sinh khí mới cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan và sự tham gia của Việt Nam vào diễn đàn APEC (15/11/2022 09:44)

Tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (12/09/2022 07:30)

xem tiếp