Thứ sáu Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Kinh tế

Gửi Email In trang Lưu
Đối thoại chính sách về tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030

12/04/2018 07:55

Ngày 12/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy – Trưởng đoàn đại biểu quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang và đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc trường Chính sách công và quản lý Fulbright chương trình Đối thoại chính sách về tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030 bước sang ngày làm việc thứ 3. Nội dung đối thoại gồm 2 chuyên đề Kinh tế Biên mậu và Phát triển doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FulBright chủ trì Chương trình đối thoại.

 Trình bày về chuyên đề Kinh tế biên mậu, nhóm nghiên cứu và tư vấn trường chính sách công và quản lý Fulbright đã đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biên mậu; Thực trạng phát triển kinh tế biên mậu tại Hà Giang; Phân tích những điểm mạnh và hạn chế về phát triển kinh tế biên mậu. Từ đó, đề xuất tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế biên mậu tỉnh Hà Giang đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Trong đó, định hướng ngắn hạn và trung hạn là tạo thuận lợi cho thương mại biên mậu và chuẩn bị điều kiện cho thương mại chính ngạch trong dài hạn; định hướng dài hạn là phát triển thương mại chính ngạch, Thương mại chính ngạch gắn khu chế xuất. Từ nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu số 5 của UBND tỉnh đã trình bày chương trình hành động về Phát triển kinh tế biên mậu tỉnh trong ngắn hạn, trung hạn đến năm 2020 -2025, tầm nhìn 2030.

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh tham gia ý kiến trong phiên thảo luận

Trong phiên thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã thông tin về những đề xuất của tỉnh Hà Giang với Châu ủy châu Văn Sơn và Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong chuyến công tác của Đoàn tại Trung Quốc vừa qua, trong đó có nhiều đề xuất liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu qua các cửa khẩu, lối mở giữa 2 địa phương đối đẳng. Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cũng chỉ ra một số vấn đề cần thảo luận và làm rõ như: Hệ thống giao thông; quan hệ ngoại giao, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh và phía Trung Quốc; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu đã đủ mạnh chưa? Cải cách thủ tục hành chính; nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy phục vụ cho sự phát triển kinh tế biên mậu; nên chọn mô hình kinh tế cửa khẩu nào để tạo sự khác biệt nhưng phù hợp với điều kiện của tỉnh để hướng đến phát triển lâu dài.

Đại diện công ty TNHH Thái Dương cho rằng vấn đề quản lý vận hành xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu hiện nay còn gặp nhiều trở ngại bởi yếu tố chủ quan và khách quan nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ, hàng hóa không lưu thông được khiến doanh nghiệp bị thiệt hại về kinh tế; Các doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế chưa đoàn kết, chưa có tiếng nói chung trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, cạnh tranh thiếu lành mạnh. 
Phát biểu ý kiến tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh nhấn mạnh mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều điều chỉnh để hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy ổn định và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Nhưng với những khó khăn của tỉnh về hạ tầng, cơ sở vật chất là yếu tố trở ngại lớn nhất đối với tỉnh hiện nay trong kế hoạch phát triển kinh tế biên mậu giai đoạn tới.
Đối với chuyên đề Phát triển doanh nghiệp tại Hà Giang, chuyên gia tư vấn trường chính sách công và quản lý Fulbright đã đánh giá bối cảnh phát triển, cách tiếp cận phát triển doanh nghiệp của Hà Giang. Chỉ ra 10 nút thắt quan trọng của Hà Giang đó là: Lĩnh vực ưu tiên, Tính ưu tiên, Nguồn lực ngân sách, Cơ hội kinh doanh, Tiếp cận đất đai, Cơ sở hạ tầng, Tiếp cận vốn, Động lực làm việc, Số liệu thống kê. Đồng thời, đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện  môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Toàn cảnh Chương trình đối thoại ngày làm việc thứ 3


Đối thoại về chuyên đề phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài những thuận lợi thì những khó khăn chung được các doanh nghiệp tập trung đề cập đó là: Việc tiếp cận vốn vay sản xuất kinh doanh rất khó khăn, khả năng tiếp cận đất đai, vấn đề hỗ trợ kiến thức chiến lược phát triển doanh nghiệp còn hạn chế…
Về chuyên đề phát triển doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đề nghị các chuyên gia và nhóm nghiên cứu của tỉnh phân tích rõ kết quả sự lựa chọn ưu tiên chiến lược trong thu hút doanh nghiệp, đào tạo lĩnh vực trọng tâm để phát triển doanh nghiệp; Cần làm gì khi nguồn lực có hạn nhưng chỉ tiêu chưa có trọng tâm, Điều chỉnh, xóa bỏ các thiết chế khi thu hút doanh nghiệp đầu tư; Tách bạch hơn nữa các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp… quan tâm đến việc xây dựng các slogan trọng tâm, xúc tích cho mỗi chương trình để người dân, doanh nghiệp thấy được mình là đối tượng đích danh trong nội dung thực hiện. Cùng với đó, chọn lựa đối tượng, không gian và thời gian để tổ chức thực hiện./.

hagiangtv.vn

Tin khác

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh tham quan Hội chợ thương mại Trung- Việt (02/04/2018 09:29)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ động thổ dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao Hà Giang (27/11/2017 14:39)

Khai mạc Hội nghị kết nối cung cầu – xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang niên vụ 2016-2017 (15/12/2016 10:41)

xem tiếp