Thứ sáu Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Sổ tay Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
Nên hay không gắp đồ ăn cho người khác?

15/04/2020 08:29

Trên bàn ăn, việc dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác thể hiện sự quý mến hay đó là mất lịch sự, vệ sinh...?

Dùng đũa ăn của mình gắp thức ăn cho người khác có phải là mất lịch sự?

 Trong bữa cơm Việt Nam, chúng ta thường có thói quen dùng đũa của mình gắp đồ ăn và bỏ vào bát của khách. Đó là một cách đặc biệt của người Việt để biểu lộ tình quý mến khách đến nhà dùng bữa. Tuy nhiên, việc đó lại được coi là không lịch sự với người nước ngoài. 

Nếu người khách không thích món ăn đó, mà ta cứ gắp bỏ vào bát họ, tức là ép buộc họ phải ăn. Chẳng hạn, khách bị bệnh, thầy thuốc bảo phải kiêng thịt hoặc gặp món ăn không hợp với sở thích của người ta, mà mình cứ bỏ vào bát họ, cố nài họ ăn, tưởng là thể hiện sự quý mến khách, thực ra bạn đang làm khổ khách. Khi đó, vị khách cố gượng ăn để làm hài lòng chủ nhà, nhưng trong lòng khách có thể không thoải mái.

Đặc biệt, trong bữa ăn, đừng bao giờ lấy đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, vì như thế có thể coi là kém vệ sinh. Trong trường hợp đó, vị khách có thể lo ngại rằng, chủ nhà bị bệnh truyền nhiễm và có thể truyền bệnh cho họ. Đối với những vị khách là bạn bè thân thuộc, có thể xử sự tự nhiên, thân mật hơn, nhưng cũng chỉ nên dùng thìa (muỗng) hoặc dĩa chung để lấy đồ ăn bỏ vào bát họ, không nên dùng đũa của mình. Còn đối với những vị khách ít thân quen hơn, chỉ nên mời miệng, không nên gắp đồ ăn bỏ vào bát họ. Vì vậy, trên bàn ăn nên đặt đĩa hoặc đũa chung cho tất cả mọi người. 

Tuy nhiên, dù thân hay không, cũng không nên ép khách khi dùng bữa. Trước khi dùng muỗng hoặc dĩa lấy món ăn bỏ vào bát họ, bạn nên hỏi ý kiến khách "Anh dùng thịt ếch nhé? Chị dùng cua nhé?"....

Trong trường hợp thân quen, có thể vị khách sẽ trả lời "Vâng, cho tôi xin một chút". Hoặc nếu họ không thích món ăn bạn gắp, thì cũng sẽ thành thật trả lời "Cảm ơn anh...., cảm ơn chị...., cứ để tôi tự nhiên". Như vậy họ từ chối món ăn đó. 

Ăn đồ tây cũng vậy, món ăn để giữa bàn hoặc do người trong gia đình mang đến và mời từng người, thì chủ nhà cũng nên để tùy ý khách lấy nhiều hay ít, không nên ép buộc khách và chỉ nên ân cần mời “Mời anh lấy thêm…. Mời bà dùng thêm…” là đủ. 

Khi đi dự những bữa tiệc đặc biệt long trọng, việc gắp thức ăn cho khách lại càng  trở nên tối kị. Nếu lỡ người chủ tiệc vẫn gắp cho khách thì người “được” tiếp thức ăn tất nhiên không giãy nảy từ chối, mất vui, nhưng cũng có quyền không ăn đến.

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Lễ tân ngoại giao phá cách ở Cuba (14/04/2020 08:31)

Trọng trách lễ tân trên vai phái yếu (12/04/2020 20:19)

Lễ tân ngoại giao: Ai cũng có thể mắc lỗi (10/04/2020 16:14)

Nguồn gốc các nghi lễ chào hỏi trong giao tiếp (07/04/2020 08:40)

Thời trang - đôi điều cần chú ý trong giao tiếp (20/03/2020 10:15)

Chủ tiệc cần làm gì để giảm "nóng" khi có tranh luận trong bữa tiệc? (13/01/2020 07:37)

xem tiếp