Thứ bảy Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Các dự án đang hoạt động

Gửi Email In trang Lưu
Dự án phát triển mở rộng HTX sản xuất vải lanh truyền thống Lùng Tám gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

09/04/2015 09:21

(Website NVHG) -Tên dự án: Phát triển mở rộng HTX sản xuất vải lanh truyền thống Lùng Tám gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

1. Tên dự án: Phát triển mở rộng HTX sản xuất vải lanh truyền thống Lùng Tám gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2. Tổ chức tài trợ: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

3. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

4. Đơn vị thực hiện dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ.

- Địa chỉ liên lạc: Tổ 1, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

- Điện thoại liên lạc: 02193.846.166; fax: 02193.846.227.

5. Thời gian thực hiện dự án: 36 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt.

6. Địa điểm triển khai dự án: Xã Lùng Tám và các xã vùng lân cận của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

7. Mục tiêu: Mở rộng quy mô phát triển HTX lanh Lùng Tám nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo công ăn việc làm cho xã viên, lao động tại địa phương và các vùng lân cận, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời việc mở rộng, nâng cấp nhà xưởng, đầu tư công nghệ, đào tạo nghề góp phần thúc đẩy sản xuất để có sản phẩm trưng bày quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm dệt vải lanh, thổ cẩm sẽ thu hút được khách thập phương đến thăm quan mua sắm phục vụ cho du lịch trên địa bàn phát triển.

8. Đối tượng hưởng lợi của dự án: Các xã viên HTX sản xuất vải lanh truyền thống Hợp Tiến và nhân dân trên địa bàn xã Lùng Tám, Cản Tỷ, Đông Hà và các xã vùng lân cận của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

9. Sự cần thiết của dự án:

Quản Bạ là một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều bộ phận cư dân ở các nơi khác tới định cư trong nhiều giai đoạn khác nhau đã du nhập vào huyện các ngành nghề thủ công và nghề truyền thống như: dệt vải lanh thổ cẩm, nấu rượu ngô men lá, đan lát… các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN),  nghề truyền thống hiện tại đang hoạt động cầm chừng, không phát triển, hoạt động chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, sản lượng nhỏ, chất lượng sản phẩm và mẫu mã chưa đáp ứng được thị trường …

Việc xây dựng Đề án Phát triển mở rộng HTX sản xuất vải lanh truyền thống Hợp Tiến gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch cộng đồng là rất cần thiết, nhằm sử dụng nguồn lực từ tài nguyên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả; đồng thời góp phần lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc là khâu quan trọng. Phát triển nghề truyền thống không chỉ góp phần quan trọng thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.

10. Ngân sách dự án:

Tổng giá trị của dự án: 4.424.400.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ bốn trăm hai mươi bốn triệu bốn trăm nghìn đồng).  

11. Các hoạt động chính của dự án:

11.1. Đầu tư cơ sở vật chất: 2.700.000.000 đồng. Trong đó:

- Đầu tư xây dựng xưởng may + thêu: 01 nhà (07 gian) = 1.050.000.000đồng.

- Đầu tư xây dựng xưởng tước sợi + giã sợi + quay sợi + dệt: 01 nhà (06 gian) = 900.000.000đồng.

- Đầu tư xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm: 01 nhà (05 gian) = 750.000.000 đồng.

11.2. Đầu tư máy móc, trang thiết bị: 224.400.000 đồng. Trong đó:

- Máy vi tính: 02 bộ x 11.500.000đ = 23.000.000 đồng;

- Máy vắt sổ Siruba 757 (05 ống): 03 cái x 6.5000.000đ = 19.500.000 đồng;

- Máy khâu Jaki JR6202: 15 cái x 4.900.000đ = 73.500.000 đồng;

- Máy thêu hoa văn: 02 cái x 40.000.000đ = 80.000.000đồng;

- Bàn là: 04 cái x 2.000.000đ = 8.000.000đồng;

- Thuế VAT 10%: 20.400.000 đồng.

11.3. Đào tạo nghề: 700.000.000 đồng. Trong đó:

- Đào tạo nghề và nâng cao tay nghề Dệt thổ cẩm, may (02 tháng): 1.900.000đ/khóa học x 140 học viên = 266.000.000 đồng;

- Đào tạo nghề và nâng cao tay nghề Thêu ren, Hoa văn bằng tay và máy (02 tháng): 1.900.000đ/khóa học x 140 học viên = 266.000.000 đồng;

- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng ưu tiên: 15.000đ/ngày x 140 học viên x 40 ngày x 02 lớp = 168.000.000 đồng.

11.4. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu:

Hỗ trợ phát triển vùng sản xuất nguyên liệu lanh là: 20 ha x 40.000.000 đồng/ha = 800.000.000 đồng.

12. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

1. Về mặt kinh tế:

- Giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho HTX và lực lượng lao động tại địa phương, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tích cực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy dịch vụ, du lịch cộng đồng phát triển.

- Thu nhập từ nghề thêu dệt cao hơn nhiều so với lao động sản xuất thuần nông, thông thường cao gấp từ 2 - 3 lần. Thu nhập bình quân của xã viên HTX đạt khoảng từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng/người/tháng.

2. Về mặt xã hội:

- Đối với nghề thêu dệt vải lanh truyền thống của dân tộc Mông của thôn Hợp Tiến, nếu có sự đầu tư mở rộng, sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân nhàn rỗi tại địa phương, giảm được tình trạng người dân sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp; giảm thiểu các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững tại xã, tôn tạo phát huy các giá trị bản sắc dân tộc.

- Sản xuất nhiều sản phẩm mang tính bản sắc của dân tộc Mông, có chất lượng cao, đa dạng mẫu mã phục vụ cho nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tham quan Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn./.

Phương Thuận

Tin khác

Dự án đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nhằm nâng cao năng lực phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (09/04/2015 09:19)

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (phòng học) các điểm trường mầm non xã Nghĩa Thuận nhằm nâng cao dân trí góp phần xóa đói giảm nghèo (09/04/2015 09:17)

Dự án duy trì và mở rộng làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:16)

Dự án bảo tồn và phát triển cây hồng không hạt góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ. (09/04/2015 09:14)

Dự án phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:11)

Dự án xây dựng điểm trường Phấu Hía B thuộc trường tiểu học xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc (09/04/2015 09:09)

Dự án thành lập Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 (08/04/2015 16:20)

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Quỹ Fred hollows về Dự án phát triển năng lực chăm sóc mắt cộng đồng tại Hà Giang (25/02/2010 11:28)

Tổ chức Caritas Thuỵ Sỹ tặng quà hỗ trợ đồng bào bị thiên tai tại Hà Giang (22/01/2009 10:50)

Hội thảo đề xuất bảo tồn quần thể voọc mũi hếch (13/10/2008 15:07)

xem tiếp