Thứ bảy Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Các dự án đang hoạt động

Gửi Email In trang Lưu
Dự án phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

09/04/2015 09:11

(Website NVHG) -Tên dự án:Dự án phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN:

1. Tên dự án: Dự án phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2. Tổ chức tài trợ: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

3. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

4. Đơn vị thực hiện dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ.

- Địa chỉ liên lạc: Tổ 1, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

- Điện thoại liên lạc: 02193.846.166; fax: 02193.846.227.

5. Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt.

6. Địa điểm triển khai dự án: Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

7. Tổng ngân sách dự án: 9.320.000.000 đồng (tương đương 446.574 USD); (1 USD = 20.870đ). Trong đó:

- Vốn viện trợ: 3.320.000.000 đồng (tương đương 159.080 USD);

- Vốn đối ứng: 6.000.000.000 đồng (tương đương 287.494 USD).

8. Mục tiêu: Phát triển chăn nuôi đại gia súc phù hợp với các vùng sinh thái trên địa bàn huyện. Thay đổi tập quan chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện từ chăn nuôi quản canh sanh chăn nuôi thâm canh có đầu tư. Từ đó nâng cao chất lượng, tốc độ tăng trưởng đàn bò đáp ứng với một phần nhu cầu tiêu thụ trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung, tạo được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện được đời sống cho nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hoá và bền vững

9. Đối tượng hưởng lợi của dự án: Các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

10. Sự cần thiết của dự án:

Huyện Quản Bạ có điều kiện vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phù hợp với  chăn nuôi bò nói riêng và  ngành chăn nuôi gia súc nói chung và có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào rất có điều kiện để phát triển chăn nuôi bò. Phát triển chăn nuôi bò có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Chăn nuôi bò không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho con người, mà còn là nguồn sức kéo, phân bón hữu cơ; nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm cân bằng môi trường sinh thái do tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt và của các ngành sản xuất khác tạo ra. Chăn nuôi bò đóng góp một phần rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nông dân; giải quyết việc làm cho lao động dôi thừa và lao động thời vụ nhàn rỗi ở nông thôn; góp phần xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ phát triển chăn nuôi bò.

Trong những năm vừa qua công tác phát triển chăn nuôi trâu, bò còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa được quy hoạch thành vùng, chưa được đầu tư chăn nuôi tập chung, chủ yếu chăn nuôi bò phục vụ sức kéo, nhu cầu thị trường tiêu thụ thịt bò ngày càng cao, đòi hỏi giá trị chất lượng sản phẩm. Để phát triển đàn bò đảm bảo bền vững trong nhưng năm tiếp theo việc xây dự án là hết sức cần thiết nhằm tìm các giải pháp để khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế tiềm năng, tạo điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc phát triển để giải quyết sức kéo, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp, cung cấp thưc phẩm sạch cho xã hội, giải quyết vấn đề về lao động và việc làm tạo bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phương.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN:

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi bò trên huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang:

- Phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng chăn nuôi bò và khả năng phát triển chăn nuôi bò, quy hoạch vùng chăn nuôi bò tập trung đầu tư thâm canh.

- Tiến hành khảo sát 13 xã trên địa bàn huyện  đang hoạt động chăn nuôi bò Kết quả khảo sát sẽ lập hồ sơ các hộ thuộc đối tượng, vùng hưởng dự án, xác định phương pháp hỗ trợ cho phù hợp.

2. Nâng cao năng lực quản lý các hộ, chủ trang trại chăn nuôi bò:

2.1. Tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ, chủ trang trại chăn nuôi bò.

- Tổ chức mở các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật  vào chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi bò, chủ các trang trại. Dự kiến sẽ tổ chức 4 lớp tập huấn cho các hộ chuyên chăn nuôi bò nằm trong dự án.

2.2. Tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm:

Tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm với những địa phương trong nước các mô hình, trang trại chăn nuôi kết quả hoạt động này nhằm giúp các hộ gia đình tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò.

2.3. Hỗ trợ các hộ, chủ trang trại chăn nuôi về tiếp cận thị trường, chế biến.

Các hoạt động hỗ trợ cơ sở sản xuất chế biến, như xây dựng cơ sở chế biến, xây dựng lò giết mổ tập trung, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm thịt bò trên Website của Tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng của huyện Quản Bạ, của tỉnh... , tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp hộ sản xuất tiếp cận với một số đối tác để thoả thuận hợp tác mua, bán sản phẩm...

3. Hỗ trợ về vốn tín dụng:

Mục đích là khuyến khích cho các hộ, chủ trang trại chăn nuôi bò có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Dự kiến các hộ đang chăn nuôi bò được vay vốn với lãi suất ưu đãi, mức vay 30.000.000đ/hộ; thời hạn vay 36 tháng.

4. Đào tạo lao động:

Tổ chức các lớp đào tạo cho các chủ trang trại, hộ.

Tổ chức khoảng 4 lớp đào tạo lao động nghề chăn nuôi trâu, bò. Dự kiến sau 3 tháng đào tạo, các lao động, cán bộ thú y đã nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi, mở các dịch vụ chăn nuôi để có thêm thu nhập.

5. Đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình:

Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp  với Ban quản lý dự án với các xã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả hoạt động dự án, rút ra những giải pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng ngành chăn nuôi bò trên địa bàn  huyện Quản Bạ..

Theo đó, phối hợp với các sở, ban ngành chuyên môn của tỉnh tổ chức hội thảo bàn về việc xây dựng các giải pháp duy trì và mở rộng ngành nghề chăn bò trên địa bàn huyện Quản Bạ. Từ đó kiến nghị với Lãnh đạo tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển cho ngành chăn trên nói chung của huyện Quản Bạ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng 13/13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tổng số 13 xã = 12.000.000 đ (đề nghị tài trợ).

2. Tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi bò: 4 lớp x 20.000.000đ/lớp = 80.000.000 đồng (đề nghị tài trợ).

- Tổ chức tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm: = 90.000.000 đồng (đề nghị tài trợ).

3. Đào tạo lao động: 04 lớp x 27.000.000đ/lớp = 108.000.000 đồng đồng (đề nghị tài trợ).

4. Xây dựng truồng trại, lò giết mổ và chế biến: 3.000.000.000 đồng đồng (đề nghị tài trợ).

5. Mua giống bò sinh sản: 6.000.000.000 đồng (đối ứng).

6. Thuốc thú y: 30.000.000 đồng đồng (đề nghị tài trợ).

Tổng cộng: 9.320.000.000 đồng

IV. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN:

1. Hiệu quả xã hội: Đề án phát triển chăn nuôi bò trước hết là đáp ứng nhu cầu thịt bò ngày càng cao của thị trường trong tỉnh cũng như trên toàn quốc. Khai thác hết triệt để tiềm năng thiên nhiên (đất, nước, khí hậu…) của huyện chưa được khai thác ở vùng sâu, vùng xa để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; Giải quyết thêm được việc làm cho nông dân ở vùng nông thôn đặc biệt là những vùng chăn nuôi bò là chính. Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân. Chủ động sản xuất thịt  bò chất lượng cao ngay trên địa bàn huyện; Nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về chăn nuôi  bò trong quá trình chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi quản canh sang chăn nuôi thâm canh chất lượng cao.

2. Hiệu quả về môi trường: Cải thiện và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn thông qua các biện pháp tiến bộ khoa học như sử lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn. Mô hình chuồng trại phù hợp với điệu kiện đất đai và mật độ nuôi ngày càng cao.

3. Hiệu quả kinh tế: Ngoài ra còn cung cấp được một lượng không nhỏ con bò ra ngoài địa bàn huyện và nâng mức cung cấp sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên địa bàn.Từ mô hình dự án này duy trì và mở rộng những trang trại trên các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Quản Bạ./.

Phương Thuận

Tin khác

Dự án xây dựng điểm trường Phấu Hía B thuộc trường tiểu học xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc (09/04/2015 09:09)

Dự án thành lập Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 (08/04/2015 16:20)

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Quỹ Fred hollows về Dự án phát triển năng lực chăm sóc mắt cộng đồng tại Hà Giang (25/02/2010 11:28)

Tổ chức Caritas Thuỵ Sỹ tặng quà hỗ trợ đồng bào bị thiên tai tại Hà Giang (22/01/2009 10:50)

Hội thảo đề xuất bảo tồn quần thể voọc mũi hếch (13/10/2008 15:07)

Phát hiện quần thể Voọc mũi hếch mới tại Hà Giang (09/10/2008 09:36)

Ban chỉ đạo dự án Phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tổng kết công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện dự án năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 (07/05/2008 11:39)

Tổ chức Oxfam Qeenbec tổ chức Truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em (18/04/2008 11:56)

Lễ bàn giao điểm Trường mầm non xã Nàn Ma do tổ chức Plan tại Việt Nam tài trợ (16/04/2008 11:21)

Phê duyệt dự án (28/02/2008 18:05)

xem tiếp