Thứ bảy Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Các dự án đang hoạt động

Gửi Email In trang Lưu
Dự án bảo tồn và phát triển cây hồng không hạt góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ.

09/04/2015 09:14

(Website NVHG) -Tên dự án:Bảo tồn và phát triển cây hồng không hạt góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ.

I. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN:

1. Tên dự án: Bảo tồn và phát triển cây hồng không hạt góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ.

2. Tổ chức tài trợ: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

3. Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

4. Đơn vị thực hiện dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ.

- Địa chỉ liên lạc: Tổ 1, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

- Điện thoại liên lạc: 02193.846.166; fax: 02193.846.227.

5. Thời gian thực hiện dự án: 60 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt.

6. Địa điểm triển khai dự án: Các xã, thị trấn: Tam Sơn, Quản Bạ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

7. Tổng ngân sách dự án: 10.895.000.000đ (tương đương 522.041 USD); (tính theo tỷ giá: 1 USD = 20.870đ).

Trong đó:

- Vốn viện trợ: 5.048.000.000 đồng (tương đương 241.878 USD);

- Vốn đối ứng của tỉnh, huyện và dân góp bằng công lao động, đất là: 5.847.000.000 đồng (tương đương 280.163 USD).

8. Mục tiêu:

- Hỗ trợ điều kiện để duy trì và mở rộng diện tích cây hồng không hạt trên địa bàn huyện, góp phần cùng huyện Quản Bạ thực hiện Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi lao động của huyện, tạo ra sản phẩn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch và Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ giai đoạn 2015 - 2020.

- Chuyển đối 300 ha đất vườn tạp, đất trồng cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây Hồng không hạt có hiệu quả kinh tế cao bằng giống ghép. Trong đó: xã, thị trấn: Tam Sơn: 80 ha; Nghĩa Thuận: 100 ha; Thanh Vân: 40 ha; Quản Bạ: 40 ha, Bát Đại Sơn 40.

9. Đối tượng hưởng lợi của dự án:

- Dự kiến 1.000 hộ nông dân tham gia dự án được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trồng cây Hồng không hạt. được tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật thâm canh, quản lý kinh tế hộ, thị trường.

- Khoảng 20 lao động phổ thông và kỹ thuật chuyên sản xuất giống phục vụ dự án.

- Các doanh nghiệp, HTX dịch vụ hưởng lợi từ dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc BVTV và các nông cụ phục vụ sản xuất.

- Từ  3-4 cán bộ quản lý dự án có việc làm ổn định.

10. Sự cần thiết của dự án:

Sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ bắt đầu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh quan tâm, tuy nhiên quy mô sản xuất hồng Quản Bạ chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, người sản xuất chưa áp dụng các quy trình kỹ thuật và đầu tư đúng mức, chưa xây dựng được mô hình khép kín từ sản xuất giống tới thâm canh, chưa hình thành được nhãn hiệu hàng hóa nên giá trị sản phẩm không cao, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của sản phẩm cây trồng.

Từ lợi thế của huyện và kết quả triển khai trong những năm gần đây, việc lập và thực hiện dự án Bảo tồn và phát triển cây hồng không hạt góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo đúng giá trị của sản phẩm là rất cần thiết.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN:

- Phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, nhu cầu của người dân trồng cây hông không hạt trên địa bàn các xã, thị trấn: Tam Sơn, Quản Bạ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Chọn điểm thực hiện, lập hồ sơ các hộ đăng ký thực hiện, diện tích thực hiện, xác định phương pháp hỗ trợ cho phù hợp.

- Tổ chức hội thảo về phát triển cây hông không hạt huyện Quản Bạ.

- Quy hoạch vùng trồng cây hồng không hạt tại huyện Quản Bạ.

- Triển khai dự án trồng 300 ha cây Hồng Không hạt bằng giống ghép. Địa điểm tại xã, thị trấn: Tam Sơn, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Bát Đại Sơn Quản Bạ. Với các nội dung chính:

- Xây dựng vườn ươm cố định tại thị trấn Tam Sơn.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật tạo giống cây ăn quả 5 lớp. Tại 5 xã tham gia dự án cho 50 người tham gia thực hiện dự án.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hồng không hạt 30 lớp, Tại 30 thôn dự án cho 1.000 hộ nông dân tham gia thực hiện dự án.

- Trồng cây hồng không hạt 300 ha theo quy trình kỹ thuật.

- Chăm sóc năm 1: 300 ha, năm 2: 250ha; năm 3: 150 cây hồng không hạt trồng mới.

- Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả, tuyên truyền kết quả của dự án.

- Theo dõi, đánh giá kết quả của dự án.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN: 10.895 triệu đồng, trong đó:

1. Khảo sát, đánh giá, quy hoạch vùng trồng 500 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

2. Tập huấn trồng, chăm sóc, thu hoạch: 30 lớp x 3 triệu đồng = 90 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

3. Tập huấn tạo giống cây hồng: 5 lớp x 9 triệu đồng = 45 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

4. Hỗ trợ xây dựng vườn ươm: 500 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

5. Cây giống trồng: 90.000 cây x 35.000 đồng = 3.150 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

6. Hỗ trợ cây tra dặm: 1800 cây x 35.000 đồng = 63 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

7. Phân bón vô cơ trồng, chăm sóc năm 1, năm 2, năm 3 và công các loại của người dân = 5.847 triệu đồng (vốn tỉnh, huyện và dân góp);

8. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu: 200 triệu đồng (đề nghị tài trợ);

9. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn VIEGEP 500 triệu đồng (đề nghị tài trợ).

IV. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN:

- Tổng diện tích hồng toàn huyện đến 2020 là 350 ha, trong đó có 50 ha (hiện có) cho thu hoạch và có giá trị khoảng 25 tỷ đồng/năm.

+ Diện tích hồng dự kiến trồng mới năm 2015-2016 là 100 ha được đầu tư thâm canh sẽ cho thu hoạch vào năm thứ 5, đến năm 2020 năng suất diện tích này sẽ ổn định và đạt từ 30-40 tạ/ha, sản lượng diện tích này ước khoảng 300 tấn/năm x giá 30.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 9 tỷ đồng (giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích này là 90 triệu đồng);

- Diện tích còn lại trồng mới từ năm 2017-2020 là 200 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây có độ tuổi từ 1-4 năm tuổi).

- 1.000 hộ trồng cây hồng không hạt được hỗ trợ và mở rộng sản xuất thông qua các hoạt động cụ thể như: Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận thị trường,... Đồng thời giải quyết trên 2.000 lao động có công ăn việc làm ổn định cho địa phương.

- Tạo chuỗi sản phẩm khép kín, giảm các bước trung gian để người nông dân sản xuất tiếp cận trực tiếp với thị trường.

- Đưa cây hồng trở thành một trong những cây mũi nhọn chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt của huyện, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển vùng sản xuất hồng hàng hóa tập trung ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ góp phần cải thiện, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, từng bước gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái./.

Phương Thuận

Tin khác

Dự án phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:11)

Dự án xây dựng điểm trường Phấu Hía B thuộc trường tiểu học xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc (09/04/2015 09:09)

Dự án thành lập Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 (08/04/2015 16:20)

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Quỹ Fred hollows về Dự án phát triển năng lực chăm sóc mắt cộng đồng tại Hà Giang (25/02/2010 11:28)

Tổ chức Caritas Thuỵ Sỹ tặng quà hỗ trợ đồng bào bị thiên tai tại Hà Giang (22/01/2009 10:50)

Hội thảo đề xuất bảo tồn quần thể voọc mũi hếch (13/10/2008 15:07)

Phát hiện quần thể Voọc mũi hếch mới tại Hà Giang (09/10/2008 09:36)

Ban chỉ đạo dự án Phát triển cộng đồng tổng hợp huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tổng kết công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện dự án năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 (07/05/2008 11:39)

Tổ chức Oxfam Qeenbec tổ chức Truyền thông phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em (18/04/2008 11:56)

Lễ bàn giao điểm Trường mầm non xã Nàn Ma do tổ chức Plan tại Việt Nam tài trợ (16/04/2008 11:21)

xem tiếp