Thứ năm Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Tin tức NGOs

Gửi Email In trang Lưu
Trình diễn kỹ thuật thi công, gia cố nhà an toàn với thiên tai – hoạt động mang nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và gắn kết cộng đồng do tổ chức PLAN tài trợ

08/05/2023 16:02

Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai có diễn biễn vô cùng phức tạp, khó lường; nhiều loại hình thiên tai khác nhau liên tiếp xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng cao tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Tại hai huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, sạt lở đất, giông lốc, mưa đá, lũ quét, nắng nóng kèm theo hạn hán và rét đậm, rét hại là loại hình thiên tai phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của trẻ cũng như sản xuất nói chung. Đặc biệt, giông lốc và mưa đá thường xảy ra rất bất ngờ, khó dự báo, cảnh báo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà cửa, hoa màu của người dân. Trong đó, phần khung và mái nhà thường bị thiệt hại nặng nề nhất khi mái bị tốc một phần hoặc toàn bộ, mái lợp pro xi măng bị thủng, vỡ, kéo theo tình trạng hư hỏng về tài sản do bị mưa ướt; ảnh hưởng tới sự an toàn và sức khỏe của người dân khi không còn nơi trú ẩn đủ an toàn.

Chương trình trình diễn làm nhà phòng chống thiên tai

 

Hoàng Su Phì, Xín Mần là hai trong số các huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang, tỷ lệ hộ nghèo cao. Mặc dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ của nhà nước nhằm từng bước xóa nhà tạm và triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm tới tận hộ gia đình. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu kiên cố như hệ thống xà gồ chưa đảm bảo chắc chắn hoặc đã bị xuống cấp, mái lợp pro xi măng cũ, dễ bị vỡ, thủng, trong khi đó loại hình giông lốc và mưa đá vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, xảy ra với tần suất và cường độ cao. Đây chính là thách thức rất lớn đối với các ngành, các cấp và cộng đồng người dân trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại các địa phương.

Dự án “Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam - CMCR” do Văn phòng tổ chức Plan triển khai đang thực hiện ở 4 xã: Tả Nhìu, Nấm Dẩn thuộc huyện Xín Mần và Tụ Nhân, Chiến Phố thuộc huyện Hoàng Su Phì. Dự án đã và đang triển khai hoạt động “Trình diên kỹ thuật thi công, gia cố nhà an toàn với thiên tai” tại 30 hộ gia đình (Tả Nhìu 7 hộ, Nấm Dẩn 8 hộ; Tụ Nhân 8 hộ, Chiến Phố 7 hộ) ở 06 thôn, thuộc 4 xã dự án (Tả Nhìu 1 thôn, Nấm Dẩn 1 thôn, Tụ Nhân 2 thôn, Chiến Phố 2 thôn).

Hoạt động trình diễn với mục đích giới thiệu các giải pháp kỹ thuật trong thi công, gia cố nhà nhằm đảm bảo chắc chắn và an toàn với thiên tai thông qua thực hành tại các hộ gia đình và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thành viên Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật xã, nhóm thợ xây dựng địa phương đã được tập huấn, nhóm cộng đồng và người dân khi cùng nhau tham gia trình diễn kỹ thuật. Trong đó, tập trung chính vào thi công, gia cố phần khung (hệ thống xà gồ) và mái nhà để tăng cường khả năng ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với loại hình giông lốc và mưa đá. Qua đây, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho người dân trong công tác kiểm tra, rà soát hiện trạng nhà ở trước mỗi mùa mưa bão; lên kế hoạch gia cố, sửa chữa và áp dụng các kỹ thuật đã được giới thiệu và thực hành; đồng thời thúc đẩy phong trào đoàn kết, tương hỗ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi thiên tai xảy ra.

Từ ngày 13/4 đến 08/5/2023, hoạt động dự án đã hoàn thành việc thi công, gia cố nhà tại 21/30 hộ tại các xã Tả Nhìu, Nấm Dẩn (huyện Xín Mần) và Tụ Nhân (huyện Hoàng Su Phì). Đang tiếp tục triển khai tại các hộ còn lại (Tụ Nhân còn 1 hộ, Nấm Dẩn còn 1 hộ, Chiến Phố 8 hộ), dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch trong tháng 5/2023.

Các hộ gia đình được lựa chọn làm trình diễn kỹ thuật gia cố nhà được dựa trên các tiêu chí như: (i) Nhà ở nằm trong vùng (luồng lạch) thường xuyên bị ảnh hưởng bởi giông lốc và mưa đá trong vòng 02 năm qua; (ii) Hộ gia đình mong muốn và tự nguyện tham gia hoạt động; (iii) Nhà ở trong tình trạng thiếu kiên cố (đặc biệt phần mái nhà) và (iv) Có sự cân nhắc, ưu tiên với các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (VD phụ nữ đơn thân, có người khuyết tật, có trẻ em…). Các tiêu chí này đã được thông qua và phổ biến tới tất cả các thành viên Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật xã, đội thợ xây dựng, ban lãnh đạo các thôn và người dân nhằm tuân thủ các quy định, yêu cầu của Dự án, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng và có sự tham gia của người dân, đặc biệt là phụ nữ trong tất cả các bước thực hiện.

Dự án đã hỗ trợ kinh phí khoảng 675 triệu đồng, trong đó 620 triệu sử dụng để mua các vật liệu chính cho thi công, gia cố phần mái nhà như: tôn lạnh Hòa Phát, thép hộ mạ kẽm làm xà gồ, tấm tôn úp nóc, tôn úp sườn và 55 triệu cho tổ tổ chức, thực hiện, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát.

Mặc dù hoạt động trình diễn kỹ thuật thi công, gia cố nhà an toàn với thiên tai đang được hoàn thành gần 70% khối lượng và tiến độ, song hiệu quả bước đầu và ý nghĩa thiết thực đối với công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và gắn kết cộng đồng người dân đã có thể được nhìn nhận và phản hồi tích cực từ phía người dân (bao gồm người hưởng lợi trực tiếp và người tham gia hoạt động) và chính quyền địa phương.

Ông Vương Văn Củi – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tụ Nhân chia sẻ trong một buổi trình diễn tại hộ gia đình “Bà con rất phẩn khởi và nhiệt tình tham gia, cùng nhau thực hành áp dụng các kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn. Anh em thợ xây dựng cũng rất đông, vừa làm vừa có sự chia sẻ, rút kinh nghiệm với các hộ gia đình và bà con trong thôn, để cùng nhau hoàn thành việc gia cố nhà ở tất cả 8 hộ đã được lựa chọn. Những năm trước, mỗi khi có thiên tai mưa bão xảy ra là các hộ gia đình như này rất lo lắng, bất an, mặc dù nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời của xã và thôn, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, phần mái pro xi măng lớp nọ chồng lớp kia thủng lỗ chỗ hết cả, vừa nặng mái lại vừa không đảm bảo an toàn. Giờ làm được như thế này, gia đình yên tâm lắm, lại còn được học hỏi, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau; tình làng xóm thêm gắn bó, đoàn kết”

Trong các đợt trình diễn tại 3 xã Tả Nhìu, Nấm Dẩn và Tụ Nhân, đã có đến hơn 200 người (trong đó 80 phụ nữ) đã tham gia hoạt động. Tại mỗi xã, trong các ngày thực hiện tại hộ làm điểm đầu tiên, các buổi họp chia sẻ kinh nghiệm, phân công nhiệm vụ và thống nhất kế hoạch tiếp theo được lồng ghép tổ chức với sự tham gia của đại diện Ban Quản lý Dự án Plan xã, Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật huyện và xã, các thành viên nhóm thợ xây dựng địa phương và hộ gia đình, bao gồm cả người cao tuổi. Không khí diễn ra rất vui vẻ, khẩn trương với tinh thần học hỏi và tương hỗ cao để giúp nhau cùng hoàn thành công việc trước khi đợt mưa giông xảy ra theo dự báo thời tiết.

Chị Sèn Thị Riu, một phụ nữ dân tộc Nùng, hiện đang làm chủ hộ. Chồng chị bị mất vì tai nạn cách đây mấy năm, gia đình có con nhỏ và hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Ngôi nhà nhỏ của gia đình mặc dù phần trụ cột và tường, xà nhà chắc chắn nhưng phần mái bị xuống cấp nhiều, bị thủng, vỡ nhiều. Những ngày nắng, ánh nắng chiếu rọi xiên qua mái nhà, còn ngày mưa thì nước chảy khắp nền nhà, chưa kể trường hợp mưa đá xảy ra thì nguy hiểm tới mức nào. Vẫn còn rụt rè nhưng chị Riu không giấu được niềm vui trên khuôn mặt, chị cho biết “Trước đây, mỗi khi mưa nhà em bị ướt hết, chỗ nào cũng ướt, em phải che cái bạt trên giường để các cháu ngủ. Nếu mà mưa đá, chắc phải chui xuống dưới gầm giường thôi chứ biết làm sao. Bây giờ cả nhà yên tâm chứ, không lo mưa bão nữa, các cháu yên tâm ngồi ăn uống và học bài rồi. Mọi người cũng đến giúp nhà em đông lắm, em rất cám ơn dự án, xã, thôn và bà con. Chắc chắn em sẽ tham gia nhiệt tình để học tập và giúp lại mọi người ạ”.

Có thể thấy, với sự hỗ trợ và phương pháp tiếp cận phù hợp, hoạt động trình diễn kỹ thuật thi công, gia cố nhà an toàn với thiên tai bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực và phản hồi tích cực từ phía chính quyền địa phương và người dân trong công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong thời gian tới, xã Chiến Phố là xã dự án cuối cùng hoàn thành hoạt động này. Không chỉ vậy, tính tương hỗ và tình đoàn kết cộng đồng được tăng cường, từ đó góp phần thực hiện và từng bước đạt được mục tiêu Chương trình Nông thôn mới của Chính phủ.

Phương Thuận - HTQT

Tin khác

Hội thi Tuyên truyền phòng, chống mua bán người và di cư trái phép năm học 2022-2023. (20/04/2023 15:16)

Triển khai lớp tập huấn “Chuyên sâu cho Công an tỉnh trong điều tra các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em có nhạy cảm giới và thân thiện với trẻ em và sự phối hợp trong thí điểm mô hình hỗ trợ nạn nhân dựa vào cộng đồng” . (20/04/2023 08:55)

Triển khai lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho các cán bộ cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị xâm hại và bạo lực tại trường học và cộng đồng”. (20/04/2023 08:53)

Hội thảo Tổng kết dự án Hỗ trợ trẻ em gái dân tộc thiểu số đến trường do tổ chức Plan tại Việt Nam tài trợ (30/03/2023 10:15)

Lễ khánh thành và bàn giao nhà lưu trú học sinh THCS Giàng Chu Phìn do tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam tài trợ (29/03/2023 03:17)

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phi chính phủ nước ngoài (15/03/2023 08:12)

Đối thoại giữa thanh niêm và chính quyền địa phương – Hoạt động dự án do tổ chức PLAN tài trợ (24/02/2023 11:20)

Chương trình phối hợp giữa Văn phòng Plan Hà Giang với BCH Đoàn huyện Hoàng Su Phì liên quan đến thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. (14/02/2023 11:16)

UBND tỉnh Hà Giang ký kết Bản ghi nhớ với Đại sứ quán Ấn Độ triển khai dự án tác động nhanh (QIP) do Chính phủ Ấn Độ tài trợ (09/02/2023 17:02)

Tổ chức PLAN trao áo ấm cho trẻ bảo trợ tỉnh Hà Giang (12/01/2023 01:00)

xem tiếp