Thứ bảy Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

ODA-FDI

Gửi Email In trang Lưu
Tạo đột phá từ thu hút đầu tư

15/11/2022 08:24

Với đặc điểm địa hình và tiểu vùng khí hậu, Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậu. Những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, triển khai nhiều chính sách ưu đãi, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực thu hút đầu tư nhằm tạo xung lực mới cho phát triển KT-XH.

Dự án nhà ở liền kề kết hợp thương mại, khách sạn CiC Luxury Hà Giang đang được xây dựng. Ảnh: HOÀNG NGỌC

 Hà Giang có 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau gồm 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, 2 huyện vùng cao núi đất phía Tây và vùng đồi núi thấp. Với việc triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đến nay tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất cam Sành, vùng sản xuất chè, vùng trồng cây dược liệu… Về chăn nuôi có sản phẩm thịt bò vùng cao, mật ong Bạc hà. Đây là nguồn tài nguyên bền vững cho ứng dụng công nghệ cao phát triển vùng trồng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc trưng của tỉnh.

Hà Giang cũng có nhiều lợi thế phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, có Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì cùng phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn, tạo nên tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch, dịch vụ.

Là tỉnh biên giới, với 1 cửa khẩu quốc tế (Thanh Thủy – Thiên Bảo), 1 cửa khẩu quốc gia (Xín Mần – Đô Long), 2 cửa khẩu phụ và nhiều chợ biên giới, tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biên mậu. Hiện nay, tỉnh đã hình thành khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm thương mại – dịch vụ, công nghiệp, nông – lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư, cửa ngõ giao thương quốc tế.

Tỉnh đã triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP về thuế, về đất đai, hỗ trợ ngoài hàng rào. Trong đó, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trên địa bàn. Ngoài ra, miễn tiền thuê đất tối đa 3 năm trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn tiền thuê đất 11 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ…

Để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, tỉnh đã thành lập Ban thu hút đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận, theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Các chỉ số về cải cách hành chính của tỉnh năm 2021 tăng so với năm 2020. Trong đó, chỉ số PAPI tăng 6 bậc; chỉ số SIPAS tăng 7 bậc; chỉ số PAR Index tăng 5 bậc; chỉ số PCI tăng 2 bậc. Trong 9 tháng của năm 2022, tỉnh đã hỗ trợ 34 doanh nghiệp thực hiện khảo sát dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển đô thị, du lịch sinh thái, xây dựng nhà máy xử lý rác thải, chế biến nông sản… Hỗ trợ tư vấn cho 3 doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục thuế, 10 doanh nghiệp vướng mắc về thủ tục hải quan, hướng dẫn thủ tục đầu tư cho 7 doanh nghiệp. Đôn đốc giải quyết và hoàn thiện thủ tục đất đai cho 7 dự án, thủ tục môi trường cho 7 dự án, cấp phép khai thác mặt nước 3 dự án. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 14 dự án với tổng số vốn đăng ký 2.859,2 tỷ đồng. Tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế như: Tập đoàn Vingroup, TH true milk, Bông Sen Vàng, Truyền thông Hoa Sao…

Giám đốc Sở KH&ĐT Lương Văn Đoàn cho biết: Với định hướng thu hút đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể, như: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp thu hút các dự án đầu tư liên kết tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa, các dự án ứng dụng công nghệ cao; lĩnh vực du lịch – dịch vụ thu hút các dự án phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, các dự án du lịch nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của tỉnh, thu hút đầu tư hạ tầng du lịch; lĩnh vực công nghiệp thu hút các dự án đầu tư chế biến nông, lâm sản, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… Ngành đã chủ động tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư, kết hợp với xúc tiến thương mại và du lịch để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tham mưu cho tỉnh ban hành và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và lợi thế của từng ngành, lĩnh vực… Từ đó, tạo đột phá thu hút đầu tư phát triển KT-XH trong những năm tới.

Báo Hà Giang

Tin khác

“Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án ODA” (15/06/2022 14:40)

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Sẽ điều chuyển hoặc hủy nguồn vốn ODA nếu sử dụng không hiệu quả (10/06/2022 07:43)

ADB khuyến nghị Việt Nam chú trọng kích cầu du lịch nội địa (22/10/2021 05:57)

Việt Nam vẫn tiếp tục coi nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng (30/09/2021 07:18)

Ủy ban Kinh tế AIPA: Quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế ASEAN thông qua thúc đẩy kỹ thuật số (24/08/2021 20:33)

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Tọa đàm trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ (01/07/2021 16:06)

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển 2021 “Kết nối địa phương - Doanh nghiệp, nắm bắt cơ hội” (28/04/2021 10:19)

Cải thiện thể chế, môi trường, 'đón sóng' đầu tư từ doanh nghiệp FDI (27/04/2021 08:24)

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Khu vực FDI tiếp tục là động lực quan trọng của nền kinh tế (27/04/2021 08:20)

Hiện tượng ‘thỏi nam châm’ thu hút FDI và những ưu thế vượt trội của Việt Nam (26/03/2021 08:50)

xem tiếp