Thứ ba Ngày 7 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Sổ tay Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
10 phép lịch sự 'bỏ túi' khi đi dự tiệc

28/12/2021 15:40

Khi đi dự tiệc chiêu đãi, cần nắm rõ một số phép lịch sự tối thiểu để dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với mọi người.

Trong bữa tiệc, hãy thưởng thức các món ăn từ từ để có thời gian trò chuyện cùng những người khác và cũng là để thể hiện phép lịch sự.

 

Luôn thông báo trước nếu đến trễ

Việc đến trễ mà không hề thông báo trước là hành động thô lỗ, vì sẽ khiến những người đang đợi cảm thấy không được tôn trọng. Hãy gửi tin nhắn hay gọi điện thông báo về việc đến muộn nếu không thể đến dự tiệc đúng giờ.

Không bắt đầu ăn nếu như chủ tiệc chưa bắt đầu

Dù có đói đến mấy cũng không nên mất lịch sự ngồi vào bàn mà chủ nhà hoặc chủ tiệc chưa ngồi xuống.

Cách nói chuyện

Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên đi sâu vào các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật,...

Những người lịch sự ít nói về người thân của mình, họ không ngồi lê đôi mách.

Đừng nói với cái miệng nhồm nhoàm thức ăn

Đây là phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn. Nó không chỉ làm người khác khó chịu mà bạn còn có thể bị nghẹn vì vừa ăn vừa nói.

Không đến các bữa tiệc với tay không

Nếu đi dự tiệc, hãy chuẩn bị một món quà nhỏ để tặng chủ tiệc bày tỏ thiện chí. Điều này chắc chắn sẽ khiến chủ tiệc cảm thấy vui.

Khi cần đi WC

Nếu có nhu cầu đi vào WC, đừng giải thích lý do chi tiết tại sao lại đi, bạn chỉ cần nói rằng sẽ quay lại sớm.

Không cắt ngang lời người khác

Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.

Không chép miệng, gây tiếng động khi ăn

Nếu đang trong bữa ăn, việc chép miệng sẽ khiến người ta hiểu rằng bạn không hài lòng về các món ăn, hoặc khó chịu với cách phục vụ. Khi ăn phát ra tiếng cũng không lịch sự chút nào.

Đừng ăn quá nhanh

Nếu ăn quá nhanh thì mọi người có thể nghĩ rằng bạn đang vội vàng kết thúc bữa ăn và rời đi.

Hãy thưởng thức các món ăn từ từ để có thời gian trò chuyện cùng những người khác và cũng là để thể hiện sự lịch sự.

Chỉ dắt theo trẻ nhỏ nếu chủ tiệc mời

Không phải chỗ nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Nếu mang theo trẻ nhỏ hay bất kỳ người nào không có trong thành phần khách mời thì cần phải báo với chủ tiệc trước.

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Một số vấn đề cần lưu ý khi phục vụ bàn tiệc chiêu đãi (22/12/2021 17:24)

Một số lưu ý trong giao tiếp với quốc gia và tín đồ Hồi giáo (28/11/2021 20:30)

Cách tặng quà, tặng hoa khi đối ngoại (20/11/2021 05:10)

Một số thông lệ lễ tân về âu phục của nam giới (22/10/2021 06:01)

Trang phục của phụ nữ trong hoạt động đối ngoại (15/10/2021 04:14)

Ngày của những người làm nghề phiên dịch (03/10/2021 07:21)

Quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự của Cơ quan đại diện lãnh sự và các thành viên có gì khác? (29/09/2021 00:58)

3 cách xếp chỗ ngồi bàn tròn trong chiêu đãi đối ngoại (21/08/2021 22:33)

Nhà Quốc hội Lào - món quà ý nghĩa của Việt Nam dành tặng Lào (11/08/2021 08:07)

Túi ngoại giao và những điều cần biết (06/08/2021 07:49)

xem tiếp