Thứ sáu Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Hội nhập - Phát triển

Gửi Email In trang Lưu
Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế

10/03/2023 12:50

Chiều ngày 9/3/2022, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố cả nước, triển khai chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế năm 2023. Chủ trì điểm cầu Trung ương có đồng chí Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ và tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Chủ trì điểm cầu tỉnh Hà Giang có đòng chí đồng chí Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Đỗ Quốc Hương - Giám đốc Sở Ngoại vụ cùng lãnh đạo các sở, ngành thuộc tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và các đại biểu dự tại điểm cầu của tỉnh.

 

Năm 2022, công tác ngoại giao kinh tế được triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Các nội dung hợp tác về kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, thực chất, góp phần đưa hợp tác kinh tế với các đối tác đi vào chiều sâu, thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Góp một phần trong đó, công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh Hà Giang cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, phục hồi các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao và hỗ trợ an sinh xã hội gắn với tiếp tục duy trì, đẩy mạnh giao lưu, trao đổi đoàn, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, hợp tác đầu tư, phát triển trên các lĩnh vực với các đối tác, địa phương nước ngoài theo kế hoạch, lộ trình Chiến lược hội nhập quốc tế, Đề án nâng cao hiệu quả hợp tác với các địa phương phía Trung Quốc đã đề ra. Các cấp, các ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn mới đảm bảo sát với nhu cầu và thực tiễn và địa phương gắn với phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm, tỉnh phê duyệt, cho phép 5 đoàn/14 lượt cán bộ đi công tác tại nước ngoài. Tổ chức đón tiếp 5 đoàn/63 lượt người nước ngoài đến thăm, làm việc chính thức tại tỉnh, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch, ký mới 12 thỏa thuận, chủ trì, tổ chức 26 hội nghị, hội đàm trực tuyến và tham dự 8 hội nghị trực tuyến với các địa phương, cơ quan đối đẳng phía Trung Quốc và địa phương nước ngoài. Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tiếp tục được triển khai, tiếp nhận và tiếp tục triển khai 53 chương trình, dự án, khoản viện trợ nước ngoài, kinh phí cam kết theo giai đoạn là 10.236.823 USD (tương đương 237,5 tỷ đồng). Trong đó, năm 2022 có 25 chương trình, dự án, khoản viện trợ ký cam kết mới, ngân sách cam kết tài trợ là 2.253.696 USD (tương đương 52,3 tỷ đồng). Giải ngân năm 2022 ước đạt 3.379.678 USD (tương đương 78,4 tỷ đồng). Vận động 03 dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, tiếp tục quản lý, triển khai 07 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, quản lý 05 dự án FDI. Về cơ bản, các chương trình, dự án đều được triển khai theo đúng Hiệp định đã ký và kế hoạch đã được duyệt, công tác thanh kiểm tra, giám sát được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;…

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt để tạo chuyển biến về nhận thức đối với công tác ngoại giao kinh tế. Xác định đây là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các nội dung chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế trong năm 2023, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về công tác ngoại giao kinh tế. Đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố các động lực tăng trưởng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh nghiên cứu, tham mưu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo phục vụ điều hành, phát triển kinh tế - xã hội,…

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức (20/12/2022 14:12)

Sinh khí mới cho quan hệ Việt Nam-Thái Lan và sự tham gia của Việt Nam vào diễn đàn APEC (15/11/2022 09:44)

Tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (12/09/2022 07:30)

Việt Nam tự tin xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả (07/06/2022 15:28)

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm triển vọng phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam (12/05/2022 21:16)

Việt Nam-Anh cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư để tận dụng hiệu quả Hiệp định UKVFTA (30/03/2022 08:45)

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Thủ tướng đề cập 5 nội dung lớn (08/03/2022 15:53)

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp và làm việc với Đoàn Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (15/10/2021 04:09)

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp Đại sứ LB Nga và Đại sứ Australia tại Việt Nam (03/09/2021 09:36)

Nhiều doanh nghiệp WEF đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu khu vực (01/07/2021 15:52)

xem tiếp