Thứ sáu Ngày 3 Tháng 5 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Sổ tay Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại thuộc về ai?

22/08/2022 08:38

Điều 43 và 44 Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại quy định về hiệu lực và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thi hành Nghị định.

Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại có hiệu lực từ ngày 10/4/2022. (Nguồn: TTXVN)

 

Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2022.

Nghị định này thay thế nội dung Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài (từ Chương 8 đến Chương 13) tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Trách nhiệm thi hành

Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; đề xuất mức độ đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực khác chưa được quy định tại Nghị định này.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật về chế độ đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp.

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm bố trí quân nhạc, tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện Lễ đón tại sân bay; Lễ đón cấp nhà nước, Lễ đón chính thức; Chiêu đãi cấp nhà nước; Lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ đặt hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện Gặp hẹp, Hội đàm cấp nhà nước, Hội đàm chính thức đối với Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước và thăm chính thức và các trường hợp khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Công an chịu trách nhiệm bố trí tiêu binh danh dự theo quy định trong các sự kiện: Gặp hẹp; Hội đàm chính thức đối với các chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này; tiếp xúc cấp cao trong khuôn khổ các chuyến thăm; Chiêu đãi chính thức; Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước tiếp xã giao, hội kiến, làm việc với khách nước ngoài; Lễ trình Quốc thư và Thư Ủy nhiệm và các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm triển khai xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường theo quy định.

Người đứng đầu các cơ quan Đảng và Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Treo Quốc kỳ khi đón khách cấp cao nước ngoài (Phần 2) (08/08/2022 08:24)

Quy định về việc treo Quốc kỳ khi đón khách cấp cao nước ngoài (Phần 1) (03/08/2022 13:49)

Những quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân (02/08/2022 15:14)

Quy định về tặng phẩm cho đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm Việt Nam (05/07/2022 10:49)

Đón, tiếp người đứng đầu chính phủ thăm chính thức (Phần 2) (10/06/2022 07:46)

Nghi lễ đón, tiếp nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước (Phần 1) (02/06/2022 08:29)

Quy định về đón tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm và làm việc (20/05/2022 08:54)

Thực hiện nghi lễ đối ngoại cần bảo đảm những nguyên tắc gì? (17/05/2022 10:20)

Tìm hiểu về 5 loại chuyến thăm trong nghi lễ đối ngoại (25/03/2022 08:30)

Những cụm từ thường gặp trong nghi lễ đối ngoại (Phần 2) (22/03/2022 14:35)

xem tiếp