Thứ tư Ngày 24 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Lãnh sự

Gửi Email In trang Lưu
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần thúc đẩy nhận thức

22/08/2016 07:57

(Website NVHG) - "Làm sao để bà con cảm thấy về trong nước là trở về nhà và ngôi nhà ấy luôn mở rộng cánh cửa đón bà con trở về", ông Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nói.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam. (Ảnh: Minh Châu/TGVN)

 Được biết, Thứ trưởng vừa có chuyến công tác nước ngoài và đã tiếp xúc với nhiều cộng đồng kiều bào trên thế giới. Vậy, qua đó Thứ trưởng nhận thấy đời sống của kiều bào hiện nay có những nét gì mới so với những năm trước đây và xu hướng phát triển của cộng đồng Việt Nam ở các nước như thế nào?

Tôi nhận thấy đời sống của bà con kiều bào tốt lên rất nhiều. Nếu như khoảng 10, 15 năm trước, mặt bằng chung của cộng đồng tương đối khó khăn, thì đến nay về cơ bản cộng đồng của chúng ta ở nước ngoài đều có mức sống từ trung bình khá trở lên.

Tôi cũng thấy rằng xu hướng trí thức hóa cộng đồng người Việt Nam ngày càng nhiều lên. Vì con em người nước ngoài sinh ra được học hành, giáo dục, đào tạo bài bản và hầu hết các cháu sau đó đã trở thành là nhà khoa học, giảng viên Đại học… Đây là điều đáng mừng.

Như vậy, có thể thấy cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiện có hai xu hướng rất tích cực là trí thức hóa và đời sống vật chất tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận vẫn còn có cộng đồng người Việt còn khó khăn như ở Campuchia... Do vậy, chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ để bà con phát triển.

Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đang đối mặt với những thách thức nào?

Thứ nhất là vấn đề nhận thức. Chúng ta đã triển khai những đợt tuyên truyền rộng rãi, giải thích rất cụ thể về chính sách đối với bà con kiều bào thì chúng ta mới đạt được những kết quả vừa qua. Tuy nhiên, chúng ta thấy nhận thức giữa trung ương với địa phương, giữa ngành này với ngành khác hay trong nhân dân vẫn còn khác nhau. Chính vì vậy, vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế trong công tác đối với NVNONN.

Do đó, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện nhận thức, để làm sao các bộ ngành thấy được tầm quan trọng của vấn đề này để chung tay cùng nhau gánh vác. Làm sao có thể thúc đẩy công tác đối với NVNONN nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa để cộng đồng bà con người Việt ở nước ngoài cảm nhận được trái tim ấm từ trong nước đối với họ. Làm sao để bà con cảm thấy về trong nước là trở về nhà và ngôi nhà ấy luôn mở rộng cánh cửa đón bà con trở về. Theo tôi, đây là nhiệm vụ quan trọng.

Thứ hai, ở khía cạnh Bộ Ngoại giao, chúng ta đã và đang triển khai các hoạt động cụ thể tới tận các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Tuy nhiên, qua tham vấn bà con, chúng ta phải làm tốt hơn nữa để cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực sự là cầu nối, là tổ ấm của bà con ở nơi đất khách quê người.

Thứ ba là vấn đề nhận thức của bà con. Chúng ta phải mở những đợt tuyên truyền lớn bởi vẫn có người rời đất nước 40 năm rồi và họ vẫn chưa về Việt Nam lần nào. Họ mặc cảm bởi những thông tin chưa đúng về đất nước đối với bà con người Việt ở nước ngoài. Do vậy, công tác tuyên truyền phải đẩy mạnh hơn nữa, sao cho 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phải hiểu về Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị và những chương trình hành động của chúng ta là để phục vụ bà con. Có như thế, bà con mới cảm thấy nhẹ nhõm khi trở về đất nước.

Nếu chúng ta triển khai tốt trên 3 phương diện trên, tôi nghĩ công tác đối với NVNONN trong thời gian tới sẽ phát triển tốt.

Trong thời gian tới, việc phát huy nguồn lực của kiều bào sẽ được đẩy mạnh như thế nào, thưa ông?

Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã đề ra để thực hiện chủ trương của Đảng đã nêu rất rõ trong Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Chương trình hành động của Chính phủ, nhằm thu hút được nguồn lực trí tuệ của kiều bào để đóng góp cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học của Việt Nam. Chúng ta đã và đang triển khai công việc này. Hiện chúng ta đã có trong danh sách hàng chục nghìn trí thức thuộc mọi lĩnh vực khoa học và sản xuất. Đây là nguồn lực quý.

Khi đã có dữ liệu rồi, chúng ta phải tiếp cận để trí thức kiều bào thấy được đất nước đang kêu gọi, đất nước có nhu cầu và cánh cửa cơ hội để kiều bào thử sức, thử khả năng, thấy được môi trường mới trên quê hương của mình đang mở ra rất rộng. Đây là điều chúng ta phải vận động, tuyên truyền để bà con thấy.

Bên cạnh đó, các cơ quan trong nước phải thống nhất nhận thức làm sao người Việt Nam ở nước ngoài về nước phải được bình đẳng như người trong nước. Nếu chúng ta tạo sự công bằng, không có khác biệt sẽ khiến bà con cảm thấy hài lòng.

Xin cảm ơn Thứ trưởng.

baoquocte.vn