Thứ năm Ngày 25 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Các dự án đang hoạt động

Gửi Email In trang Lưu
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Cấp nước Sinh hoạt tập trung thôn Mà Lủng A - B, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn.

09/04/2015 16:39

(Website NVHG) -Tên dự án: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Cấp nước Sinh hoạt tập trung thôn Mà Lủng A - B, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

1. Tên dự án: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Cấp nước Sinh hoạt tập trung thôn Mà Lủng A - B, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn.

2. Mã ngành dự án: ................................

3. Tên nhà tài trợ: Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài.

4. Cơ quan phê duyệt khoản viên trợ: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

a) Địa chỉ liên lạc:…………………………………………………

b) Số điện thoại/Fax:……………………………………………...

5. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hà Giang.

6. Đơn vị đề xuất dự án: UBND huyện Đồng Văn.

a) Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

b) Số điện thoại/Fax: 02193.856.149.

7. Chủ dự án dự kiến: Tổ chức PCPNN

8. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm (Từ năm 2013 – 2018).

9. Địa điểm thực hiện dự án: Xã Ma Lé - huyện Đồng Văn – Hà Giang.

10. Tổng vốn đầu tư của dự án:

94.394 USD, tương đương 1.970.000.000 VN đồng.

Trong đó:

- Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: 84.955 USD, tương đương: 1.773.000.000 VN đồng.

(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm 06/05/2012; 1USD = 20.870 đồng).

- Vốn đối ứng: 9.439 USD, tường đương với 197.000.000 VN đồng.

CHI TIẾT DỰ ÁN

I. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án.

Trong xu hướng phát triển kinh tế và hội nhập của đất nước- chính sách của Đảng- Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế xã hội miền núi bước đầu đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng, đó là bước đi rất đúng đắn kịp thời, để bắt kịp sự phát triển xã hội và khai thác hết tiềm năng kinh tế địa phương. Hạ tầng KT-XH ngày càng được quan tâm đầu tư, đáp ứng bước đầu cho phát triển kinh tế, xã hội trong toàn khu vực.

Má Lé là một xã giáp biên giới Trung Quốc có số km đường biên là 13,8km; với địa giới hành chính là 12 thôn/726 hộ/3.560 khẩu, gồm có 6 dân tộc cùng chung sống (Mông, Tày, Giấy, Kinh, Lô Lô, Pu Péo) trong đó dân tộc Mông chiếm 80% và có vị trí cụ thể như sau:

- Phía Đông, Tây Bắc giáp Trung Quốc

- Phía Tây giáp xã Lũng Táo

- Phía Nam giáp TT. Đồng Văn, xã Thài Phìn Tủng

- Phía Bắc giáp xã xã Lũng Cú

Xã Má Lé là trục đường chính du khách lên tham quan các điểm du lịch vào cột cờ Lũng Cú đi qua địa bàn xã Má Lé là một trong những xã gần trung tâm huyện, giao thông từng bước được cải tạo nâng cấp thuận tiện đi lại giao lưu hàng hóa cho bà con nông dân trên địa bàn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 4.258,04 ha, trong đó: đất nông nghiệp là 1.436,26 ha chiếm 34,16% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 47,55 ha chiếm 1,12 %, đất khu dân cư nông thôn là 23,63 ha chiếm 0,55 %. Tổng diện tích rừng của xã là 2.750,6 ha. Trong đó diện tích đất trồng ngô là 307 ha, diện tích đất trồng lúa là 140 ha và có khoảng trên 50 ha đất ruộng, đất nương chủ động nguồn nước tưới. Với đặc điểm là một xã thuần nông với 92% dân cư sống dựa vào nông lâm nghiệp, có hệ thống các con suối nhỏ để tưới và khí hậu của xã phù hợp để phát triển kinh tế trên địa bàn đây cũng là điều kiện tốt để xã định hướng cho bà con nông dân thay đổi tập quán, nếp sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư

Được sự quan tâm, đầu tư giúp đỡ của Trung ương những năm qua ngân sách Nhà nước đã ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước cho huyện Đồng Văn. Nhiều giải pháp đã được thực hiện: Khoan thăm dò, khai thác nước ngầm, xây hồ chứa nước mưa để tích nước dùng trong mùa khô... Hiện nay những hồ treo trên miền núi cao chứa trong những giọt nước quý giá mang lại sự sống cho con người nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của người dân nơi địa đầu tổ quốc xã Ma Lé vẫn luôn đối mặt với cơn “khát” nhất là mùa khô, một số hộ dân phải địu từng can nước từ hồ treo hoặc trong các hố đá trên núi. Mặc dù một số ít gia đình đều có bể nước khoảng 10 m3 được xây dựng từ những năm 2002 theo chương trình “Mái nhà, bể nước, con bò” của tỉnh Hà Giang, nhưng đã xuống cấp, đến tháng 11 hàng năm là hết nước. Vì vậy Đồng bào Đồng Văn nói chung, xã Ma Lé nói riêng hy vọng có thêm những dự án cấp nước SHTT trong thời gian tới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo vùng cao nguyên đá.

Vì vậy, để đảm bảo lượng nước cho người dân trên địa bàn xã và các thôn bản thì nhu cầu đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cung như đầu tư các công trình để cấp nước sinh hoạt là rất cần thiết và cấp bách, cần được đầu tư một cách hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cũng như chính quyền địa phương. Góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của xã.

II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ:

Đồng Văn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Cùng với cả tỉnh, huyện Đồng Văn đang từng bước tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các nhà tài trợ, đầu tư trong và ngoài nước nhằm từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng và xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thực tế, trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay đã có rất nhiều dự án có vốn nước ngoài được thực hiện đầu tư như nguồn vốn từ Chính phủ Ai Len dự án DPPR (nguồn vốn vay IFAD), dự án SEQAD… Các dự án nói trên đầu tư đã góp phần mang lại hiệu qủa thiết thực đối với nền kinh tế địa phương, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa như xã Ma Lé.

Trên thực tế huyện Đồng Văn chưa hẳn đã hết “khát”. Bởi lẽ, do đặc thù địa hình chiếm 3/4 diện tích là núi đá, dân cư sống phân bố rải rác tại các thôn, bản nằm chênh vênh trên các sườn núi xa trung tâm xã nên việc đi lấy nước tại các hồ treo trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, số lượng hồ treo được đầu tư xây dựng vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu của nhân dân. Vùng cao núi đá xã Ma Lé là một trong những vùng khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất trong cả nước, nguyên nhân chính không phải là do lượng mưa ít mà do địa hình và kiến tạo khu vực nên sau mưa, nước nhanh chóng ngấm qua các lớp đá vôi chảy vào các hang động và khe nứt, rồi xuống các vùng thấp trũng. Để có nước sinh hoạt, người dân phải đi bộ hàng chục km và hứng nước nửa ngày mới đủ nước sinh hoạt dùng trong 4-5 ngày cho gia đình. Nước chủ yếu chỉ được dùng để uống và nấu ăn một cách rất hạn chế; nước sinh hoạt trong mùa khô càng thiếu thốn hơn. Nước dùng cho sinh hoạt đã hạn chế thì nước dành cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn khó khăn hơn. Trải qua bao thế hệ, đồng bào vùng cao nguyên đá  xã Ma Lé chỉ luôn ao ước được hoá giải cơn khát trong mỗi mùa khô tới.

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, về vật liệu xây dựng, về người lao động cùng với sự cố gắng và năng động của cấp Uỷ, chính quyền địa phương, có thể nói Ma Lé là một xã tiêu biểu của huyện, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

III. Các mục tiêu của dự án

1. Mục tiêu dài hạn

Giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân, từng bước nâng cao tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt ở vùng nông thôn, từ đó nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng dân cư thôn Mà Lủng A + B, xã Ma Lé. Là một công trình kiểu mẫu để các thôn khác trong xã Lũng Cú nói trung và các xã trên địa bàn huyện học tập theo.

2. Mục tiêu ngắn hạn

Đảm bảo nước sinh hoạt quanh năm cho các hộ dân thôn Mà Lủng A + B, xã Ma Lé, giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong nhiều năm qua, cung cấp nguồn nước đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khoẻ cho các hộ dân Mà Lủng A + B, xã Ma Lé.

IV. Lộ trình thực hiện của dự án

1. Giai đoạn 2014 – Quý I 2015:

Thực hiện bước lập dự án, bước lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đối với từng hạng mục công việc.

2. Giai đoạn Quý II năm 2015 - đến hết năm 2015:

Thực hiện giai đoạn thi công các hạng mục công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng..

VI. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án.

1. Đối với vốn viên trợ PCPNN:

- Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: 84.955 USD, tương đương: 1.773.000.000 VN đồng.

(Theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm 06/05/2012; 1USD = 20.870 đồng).

2. Đối với vốn đối ứng:

- Vốn đối ứng: 9.439 USD, tường đương với 197.000.000 VN đồng.

3. Quản lý tài chính.

- Căn cứ vào kết quả các Bước thực hiện dự án (theo quy định) và căn cứ kế hoạch ngân sách phân bổ, UBND huyện phê duyệt và triển khai.

- Dựa trên kế hoạch được duyệt, ngân sách được chuyển trực tiếp từ tổ chức PCPNN về UBND huyện qua tài khoản của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trực tiếp giúp UBND huyện quản lý, cấp phát vốn theo khối lượng công việc.

- Kế hoạch ngân sách và tiến độ thực hiện được báo cáo hàng tháng cho Ban chỉ đạo cấp Tỉnh.

VII. Tổ chức quản lý thực hiện dự án.

1. Thành lập ban quản lý dự án:

- UBND huyện thành lập BQL cấp huyện để thực hiện các mục tiêu đầu tư bao gồm: Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch huyện làm Trưởng ban.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tiếp nhận, quản lý, cấp phát nguồn vốn cho chủ đầu tư thực hiện công trình theo quy định luật pháp của Việt Nam và các quy định của Nhà tài trợ.

- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện trực tiếp giúp UBND huyện trực tiếp quản lý và triển khai thực hiện dự án.

- UBND xã Ma Lé thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, co nhiệm vụ tổ chức giám sát cộng đồng đối với công trình được đầu tư. Huy động nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động đối với công trình.

2. Chế độ báo cáo.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu tổng hợp báo cáo về tiến độ thực hiện khối lượng công việc, giải ngân bằng văn bản hàng tháng cho BCĐ cấp tỉnh và tổ chức PCPNN.

- BQL các dự án ĐTXD huyện, UBND xã Ma Lé báo cáo hàng tháng cho Phòng Tài chính - Kế hoạch về tiến độ thực hiện, kết quả giám sát ... để tổng hợp.

Ngoài ra, các thông tin cần thiết, đột xuất sẽ được UBND huyện báo cáo với BCĐ cấp tỉnh, nhà tài trợ theo yêu cầu.

3. Cơ chế phối hợp.

UBND Huyện phối hợp các Sở, ban, ngành của Tỉnh và Phòng ban chuyên môn của huyện, UBND xã Ma Lé tổ chức triển khai việc thực hiện dự án cũng như giám sát chất lượng dự án.

4. Cơ chế hợp tác

Trong quá trình thực hiện dự án, để đảm bảo chất lượng công trình được đầu tư cũng như đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư, UBND huyện có thể hợp đồng với các đơn vị tư vấn nước ngoài hoặc trong nước tuỳ theo đề xuất của nhà tài trợ.

UBND huyện, UBND xã Lũng Cú sẽ có cơ chế nhất định để tạo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai thực hiện dự án.

IX. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án.

Xuất phát từ điều kiện thực tế tại địa phương, dự án cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Mà Lủng A + B, xã Ma Lé được triển khai  sẽ giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nước sinh hoạt cho các hộ trong thôn Mà Lủng A + B và thôn lân cận, từng bước nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân, giải quyết dứt điểm tình trạng thiều nước sinh hoạt từ 3 - 4 tháng, vì vậy thôn mà Lủng A + B, xã Ma Lé rất cần thiết phải đầu tư công trình và cam kết thực hiện tốt công trinh, lý do:

- Điều kiện vị trí địa lý của xã Ma Lé là thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, nguồn vật liệu tại chỗ phong phú.

- Tình trạng cơ sở hạ tầng cho các dự án cấp nước SHTT còn có nhiều thiếu thốn, đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho nhu cầu thiết yếu, góp phần ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư của huyện, cũng như chất lượng  thực hiện dự án của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện là tương đối hiệu quả và thành công, là tiền đề cho việc thu hút các dự án phi chính phủ.

X. Phân tích sơ bộ hiệu qủa dự án.

1. Sự phù hợp

Các mục tiêu của dự án đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân thôn Mà Lủng A + B, đáp ứng được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện xây dựng Nông thôn mới của xã Ma Lé nói riêng và huyện Đồng Văn nói chung và đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu thiếu nước sinh hoạt từ 3-4 tháng của người dân trong thôn Mà Lủng A + B và các thôn lân cận. Dự án đựơc thực hiện sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nguồn lực, nâng cao sức khoẻ cộng đồng nhằm tạo động lực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của xã Ma Lé nói riêng và huyện Đồng Văn nói chung, từng bước xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững, và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương trong cả nước.

2. Tính hiệu suất

Việc áp dụng các bước quản lý theo phương thức “Có sự tham gia của cộng đồng” đảm bảo các hoạt động của dự án được thực hiện đúng trình tự, đúng pháp luật Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Nhà tài trợ. Cơ chế phối hợp để thực hiện dự án sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả của dự án cũng như nguồn vốn đầu tư.

3. Hiệu quả

Từ nhu cầu thiết thực của việc đầu tư có thể thấy rõ việc triển khai thực hiện dự án sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với xã Ma Lé. Về mặt kinh tế xã hội, về dân trí và dân sinh và đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, từng bước hoàn thành các tiêu chí của Nông thôn mới.

4. Sự tác động

Khoảng trên 100 hộ = 450 nhân khẩu sẽ có nước sinh hoạt để sử dụng quanh năm, không còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt từ 3-4 tháng/năm. Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của đia phương.

5. Tính bền vững

Dự án thực hiện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong xã. Nâng cao chất lượng quản lý dự án của các cấp đặc biệt là đối với việc quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài./. 

Phương Thuận

Tin khác

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Nâng cấp, sửa chữa cấp nước sinh hoạt thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú. (09/04/2015 16:26)

Dự án Hỗ trợ phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Giang (09/04/2015 16:22)

Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lúa thuần chất lượng theo hướng hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến (09/04/2015 16:16)

Dựa án Xây dựng xưởng, dây truyền chế biến sản phẩm củ cải từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững (09/04/2015 16:12)

Dự án Mở rộng quy mô làng nghề thổ cẩm và dệt may trang phục truyền thống gắn với du lịch cộng đồng thôn Đoàn Kết xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 16:09)

Dự án xây dựng mô hình chăm sóc và trợ giúp trẻ tự kỷ, bị Down, bị thiểu năng trí tuệ và một số nhóm đặc biệt khác (09/04/2015 16:05)

Dự án nâng cấp trang thiết bị y tế hiện đại để phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu tại bệnh viện Bắc Quang, Yên Minh và bệnh viện huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:37)

Dự án trường mầm non Sơn Ca, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (09/04/2015 09:34)

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Trạm y tế xã Du Già (09/04/2015 09:32)

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Nhà trụ sở thôn Thâm Tiềng xã Mậu Duệ (09/04/2015 09:30)

xem tiếp