Thứ ba Ngày 23 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Sổ tay Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
Viên chức ngoại giao có bị truy tố, xét xử trước pháp luật nước sở tại?

23/09/2020 07:49

Chẳng hạn, một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông làm chết người, có bị truy tố xét xử trước pháp luật nước sở tại không? Vấn đề bồi thường cho nạn nhân sẽ được giải quyết như thế nào?

 Khi một viên chức ngoại giao gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể làm chết người, theo pháp luật nước sở tại, người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm, nhưng theo luật quốc tế, người này được hưởng đặc quyền miễn trừ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao dành cho viên chức ngoại giao nên không bị truy tố và đưa ra xét xử trước tòa án nước sở tại. 

Điều đó không có nghĩa là viên chức ngoại giao đó vô tội, không có trách nhiệm với tội mình gây ra, mà theo tập quán quốc tế, vấn đề trách nhiệm của người này sẽ được giải quyết theo đường ngoại giao. Đây là một đảm bảo rất cần thiết để các nhà ngoại giao có thể thi hành công việc của quốc gia mình một cách tự do và độc lập. Họ có nhiệm vụ tôn trọng luật lệ của nước tiếp nhận nhưng họ chỉ có thể bị xử lý bởi Chính phủ hoặc tòa án `nước cử đi.

Tuy nhiên, trong trường hợp tai nạn giao thông, nếu nước sở tại kết luận do viên chức ngoại giao vi phạm luật lệ thì đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cũng không miễn cho người này trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Nếu phương tiện gây tai nạn của người này không được bảo hiểm thì người gây tai nạn phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân.

Nhìn rộng ra đối với các trường hợp viên chức ngoại giao vi phạm luật lệ của nước sở tại, tuy tòa án nước sở tại không có quyền xét xử nhưng Chính phủ nước tiếp nhận có thể thông qua đường ngoại giao bày tỏ sự tin tưởng là người vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của nước cử đi hoặc yêu cầu Chính phủ nước cử đi thi hành kỷ luật thích đáng đối với nhà ngoại giao vi phạm trên.

Cũng có trường hợp người gây tai nạn sẽ bị tuyên bố “nhân vật không được hoan nghênh” hay bị trục xuất khỏi nước tiếp nhận. Hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cơ quan đại diện với chính quyền nước tiếp nhận, người này phải rời khỏi nước tiếp nhận để không bị tuyên bố là “người không được hoan nghênh”.

Anh Toàn - Tổng hợp

Tin khác

Trụ sở Cơ quan đại diện có được cho phép người tị nạn chính trị trú ngụ? (22/09/2020 07:50)

Chính quyền nước sở tại có thể xâm nhập nhà cửa của Cơ quan đại diện trong trường hợp khẩn cấp? (18/09/2020 15:37)

Quyền quan trọng nhất trong những quyền dành cho viên chức ngoại giao? (17/09/2020 09:13)

Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao có phải là một trong những vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế? (16/09/2020 08:46)

Các nước có ban hành luật quốc gia về đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? (10/09/2020 07:47)

Quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao (08/09/2020 14:10)

Mục đích, nội dung, phạm vi đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là gì? (04/09/2020 11:27)

Cơ sở cho đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao? (03/09/2020 09:14)

Văn phòng đại diện quyền lợi hay Văn phòng liên lạc có phải là hình thức công nhận thực tế đối với một quốc gia? (01/09/2020 09:44)

Thiết lập, cắt đứt và nối lại quan hệ ngoại giao tiến hành như thế nào? (31/08/2020 08:57)

xem tiếp