Thứ năm Ngày 18 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Tin tức Biên giới

Gửi Email In trang Lưu
Học giả quốc tế: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông

15/04/2020 08:30

Trong bối cảnh thế giới đang tập trung đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, học giả quốc tế bày tỏ quan ngại trước các hành động đơn phương, lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.

Theo chuyên gia Czech, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông theo yêu sách đường chín đoạn. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 Tiến sĩ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Tổng hợp Charles (CH Czech) cho rằng, Trung Quốc ngày càng khăng khăng với việc triển khai các hoạt động đơn phương, lấn lướt nhằm thực hiện kiểm soát Biển Đông theo đường chín đoạn mà nước này tuyên bố.

 

Theo chuyên gia, việc tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông vừa qua là hành động lấn lướt tiếp theo nằm trong chiến lược của nước này để đạt được mục tiêu trên.

Tuy nhiên, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông theo yêu sách đường chín đoạn. Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc về cái gọi là đường chín đoạn.

Chuyên gia cho rằng, cộng đồng quốc tế cần quan tâm và góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông vì sự ổn định, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Theo chuyên gia, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là quá trình phức tạp, lâu dài. Trong tiến trình này, giải pháp quan trọng hàng đầu là các bên có tuyên bố chủ quyền cần hết sức kiềm chế và giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, ngoại giao và đám phán nhằm duy trì mối quan hệ ổn định giữa các nước, vì lợi ích phát triển của mỗi nước cũng như của khu vực và thế giới.

Tình hình tại Biển Đông diễn biến phức tạp sau khi Trung Quốc dùng tàu hải cảnh ngăn cản và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hôm 2/4.

baoquocte.vn

Tin khác

Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông (12/04/2020 20:16)

Việt Nam lên tiếng về việc gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc (10/04/2020 16:00)

Biển Đông không chỉ có khác biệt mà còn là hợp tác song phương và đa phương (07/11/2019 10:39)

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Hà Giang tham dự hoạt động kiểm tra biên giới song phương Việt Nam – Trung Quốc (17/04/2019 16:32)

Thanh niên Ngoại giao hướng về miền biên cương Tổ quốc (01/01/2019 22:54)

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ (13/08/2018 14:05)

Khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Hoàng Su Phì gắn với hoạt động của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Cụm tác chiến Biên phòng Thàng Tín năm 2018 (19/07/2018 15:30)

Hội nghị trực tuyến sơ kết Chương trình kết nghĩa xã, thị trấn biên giới tỉnh Hà Giang – Việt Nam với hương, trấn biên giới tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc (05/12/2017 21:33)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (22/06/2017 14:11)

Thắp sáng “Tình đoàn kết chiến đấu ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia” (19/04/2017 08:04)

xem tiếp