Thứ bảy Ngày 20 Tháng 4 Năm 2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ khu vực nào?
Huế
Đà Nẵng
Hà Nội
Khu vực khác

Lễ tân ngoại giao

Gửi Email In trang Lưu
Đàm phán Ngoại giao ngay trên hè phố

01/01/2019 22:53

Trong những ngày đầu Xuân năm 1947, khi chiến sự còn đang ác liệt trong lòng Hà Nội, một cuộc đàm phán ngoại giao đặc biệt đã diễn ra ngay trên đường phố Ô Chợ Dừa.

Từ trái sang phải: Lãnh sự Trung Hoa dân quốc Vương Tử Kiện, Lãnh sự Anh Tresor Wilson, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám, Bí thư Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hà Nội Nguyễn Văn Trân.

 Sau khi mọi cố gắng ngoại giao mong muốn gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ cuộc chiến tranh không được chính quyền thực dân Pháp đáp lại, đêm 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, quân và dân cả nước ta đã đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Kháng chiến lâu dài

Tại Hà Nội, mặc dù có ưu thế về vũ khí, trang bị hiện đại cũng như trình độ tác chiến, quân đội viễn chinh Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt và có hiệu quả của bộ đội và tự vệ ta.

Với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và cách đánh thông minh, sáng tạo, cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội của quân và dân Thủ đô đã kéo dài trong hai tháng (từ 19/12/1946 tới 17/2/1947), vượt dự kiến ban đầu của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội ta, gây những tổn thất đáng kể cho quân đội Pháp, bước đầu đẩy lùi kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, giam chân một bộ phận quan trọng lực lượng đối phương để các cơ quan của Chính phủ và nhân dân ta có đủ thời gian rút ra hậu phương tiếp tục kháng chiến lâu dài.

Đàm phán “4 bên”

Theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, đầu tháng 1/1947, tại Ô Chợ Dừa, Hà Nội, theo đề nghị của Lãnh sự các nước Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch), Bộ Ngoại giao ta đã tổ chức một cuộc đàm phán ngoại giao quan trọng giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với đại diện ngoại giao các nước nói trên.

Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám dẫn đầu gồm các ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hà Nội và Hoàng Hữu Nam, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chính trị ủy viên Bộ đội tiếp phòng Việt Nam (thành lập theo Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946).

Đại diện ngoại giao các nước có Lãnh sự Anh quốc (Tresor Wilson), Lãnh sự Mỹ (O’Sullivan) và Lãnh sự Trung Hoa Dân quốc (Vương Tử Kiện). Công tác bảo vệ an toàn, an ninh cho cuộc gặp do lực lượng công an Hà Nội thực hiện.  Về công khai mục đích cuộc gặp này là để thương lượng việc sơ tán thường dân Việt Nam và kiều dân các nước ngoài (Hoa kiều và Ấn kiều) ra khỏi vùng chiến sự ở Hà Nội.

Tuy nhiên, nhân dịp này, Chính phủ Việt Nam cũng muốn thực hiện những yêu cầu quan trọng khác nhằm hỗ trợ và phối hợp với cuộc chiến đấu đang diễn ra ngày càng gay go, quyết liệt của quân dân ta ở mặt trận Hà Nội, đó là rút bớt một bộ phận đáng kể bộ đội, thương bệnh binh của ta ra khỏi vùng chiến sự Liên khu I, tránh những tổn thất về người, giảm bớt áp lực về tiếp tế hậu cần cho các lực lượng đang chiến đấu chống quân xâm lược và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc rút lui chiến lược ra khỏi Hà Nội của toàn bộ lực lượng của Trung đoàn Thủ đô vào trung tuần tháng 2/1947 khi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hà Nội hoàn thành.

Thỏa thuận quan trọng

Trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra ác liệt ở khu vực nội đô Hà Nội, cuộc đàm phán ngoại giao đã diễn ra ngay trên đường phố Ô Chợ Dừa và đạt được thỏa thuận quan trọng: yêu cầu hai bên tham chiến Việt Nam và Pháp tạm ngừng bắn trong ngày 15/01/1947 để thường dân Việt Nam và ngoại kiều tản cư an toàn ra khỏi Liên khu I Hà Nội.

Ngày 15/1/1947 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Bính Tuất), dòng người gần 10.000 thường dân Việt Nam và ngoại kiều, trong đó có trên 3.800 cán bộ, chiến sĩ Liên khu I đi lẫn vào, đã công khai an toàn rút ra vùng tự do theo tuyến đường từ phố Hàng Đậu lên dốc Hàng Than qua cửa ô Yên Phụ. Sau ngày 15/1/1947, lực lượng của Trung đoàn Thủ đô ở lại tiếp tục chiến đấu bảo vệ Liên khu I chỉ còn trên dưới 1.200 người cho tới khi bộ đội ta rút quân hoàn toàn ra khỏi Hà Nội qua gầm cầu Long Biên đêm 17/2/1947, tiếp tục cuộc chiến đấu lâu dài.

baoquocte.vn

Tin khác

Nâng tầm ngoại giao văn hóa (13/08/2018 15:04)

Vai trò của lễ tân ngoại giao (21/03/2018 10:16)

Tìm lại những thực đơn nổi tiếng (04/05/2016 10:47)

Lễ tân ngoại giao: Đúng “bài” nhưng phải linh hoạt (16/03/2016 14:15)

Ngoại giao - nghề lao tâm khổ tứ (30/09/2015 09:21)

Thông điệp từ món quà của Thủ tướng Merkel (30/09/2015 09:19)

Chúng tôi không chỉ đi dự tiệc (30/09/2015 09:18)

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Người học trò xuất sắc của Bác Hồ (20/11/2013 08:38)

Ngoại giao đâu chỉ việc lớn (22/07/2009 10:26)

xem tiếp