Quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chế độ ưu đãi miễn trừ ngoại giao

08/09/2020 14:10

Quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chế độ ưu đãi miễn trừ là mối quan hệ chặt chẽ có tính chất có đi có lại. Chủ quyền quốc gia quyết định chế độ ưu đãi miễn trừ, còn chế độ ưu đãi miền trừ làm cho chủ quyền quốc gia được trọn vẹn.

 Chế độ ưu đãi miễn trừ không phải do một nhà nước hay một tổ chức siêu quốc gia nào áp đặt, mà được quy định trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có chủ quyền, vì vậy bao giờ nó cũng có cơ sở là lợi ích quốc gia. Các đặc quyền mà các đại diện ngoại giao được hưởng bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Công ước Vienna 1961 quy định các Cơ quan đại diện phải tôn trọng chủ quyền quốc gia, luật lệ và tập quán nước sở tại.

Chủ quyền quốc gia quyết định chế độ ưu đãi miễn trừ. Các Cơ quan đại diện được hưởng một số đặc quyền trong khuôn khổ luật lệ nước sở tại, song thực tế các quyền này không vượt lên trên và vượt ra ngoài phạm vi chủ quyền quốc gia nước tiếp nhận.

Cho các Cơ quan đại diện ngoại giao đóng ở nước mình được hưởng một số đặc quyền là cần thiết đối với các quốc gia khi tham gia sinh hoạt quốc tế. Đồng thời cũng là để đảm bảo chủ quyền trọn vẹn của quốc gia mình trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho Cơ quan đại diện của mình ở nước ngoài được hoạt động thuận lợi.

Quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và chế độ ưu đãi miễn trừ là mối quan hệ chặt chẽ có tính chất có đi có lại. Chủ quyền quốc gia quyết định chế độ ưu đãi miễn trừ, còn chế độ ưu đãi miền trừ làm cho chủ quyền quốc gia được trọn vẹn. Ngày nay, khi quan hệ với thế giới bên ngoài là tất yếu đối với mọi quốc gia, việc dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao một số đặc quyền trong khuôn khổ luật pháp nước mình là yêu cầu cũng như lợi ích thiết thực của mỗi quốc gia.

Anh Toàn - Tổng hợp